Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Thiết bị chống cận thị - Lợi bất cập hại

12:30:50 17/09/2008

Vào năm học mới, nhiều phụ huynh sắm cho con mình thiết bị chống cận thị. Đây là sản phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm bảng vẽ, giá kẹp sách, hộp bút, thước cự ly - chống cận. Tuy nhiên nó cũng gây rắc rối không nhỏ cho các em học sinh.

Thiết bị này có mặt ở các đại lý văn phòng phẩm, siêu thị sách...  Ở Hà Nội, thiết bị này bày bán rất nhiều ở đường Lý Thường Kiệt và các hiệu sách lớn trên phố Tràng Tiền.
Trong chuyến công tác tại Hà Nội, chị Lê Vân (Đài 1080 - Nghệ An) đã mua 10 chiếc bảng chống cận về cho con mình và con các chị em cùng cơ quan. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, bé Thảo Nguyên nhà chị đã không dùng chiếc bảng này nữa.

Lý do là thanh chắn của bảng yếu, mỏng và ngăn ngay ở cổ của bé nên tạo ra cảm giác đau khiến con chị cứ nghển cổ lên vì sợ. Chỉ dùng được vài buổi, bé đã kêu đau cổ, mỏi cổ nên chị đành thôi không cho bé dùng tiếp.

Chị Vân bảo, bây giờ, chiếc bảng chống cận lại là “vũ khí” để chị dọa con mỗi khi cháu tập viết không chịu ngẩng cao đầu.

Cùng cơ quan với chị Lê Vân, chị Hồng Vân cũng mua cho con mình chiếc bảng này. Tuy vậy, chị cũng ít cho con sử dụng vì bảng dày, cao hơn mặt bàn, lại có nhiều tầng lớp, nên khi để vở lên bảng, càng khiến chỗ tập viết của con chị không bằng phẳng. Được một lúc, con chị đã kêu mỏi cổ tay, các thao tác khác trở nên chậm chạp vì vướng thanh chặn của bảng.

Chiếc bảng có công dụng giữ khoảng cách cả trong khi viết và khi đọc sách. Nếu để viết, trẻ sẽ gặp những trở ngại như đã nêu trên. Nhưng nếu chỉ để đọc thì những thiết bị đỡ sách tương tự đều đã có từ rất lâu.

Một sản phẩm dùng cho trẻ em nhưng rất nhiều nơi bán ra mà không có bản Hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt nên nhiều bậc phụ huynh cũng chẳng biết thao tác như thế nào cho chuẩn để con mình sử dụng. Hơn nữa, với các chỉ số về chiều cao, độ tuổi, hay các bệnh về mắt như thế nào học sinh mới nên dùng thiết bị này cũng là điều nhiều bậc phụ huynh quan tâm.

Bất tiện ở trường

Theo một số giáo viên tiểu học, với độ dày của bảng chống cận, học sinh đặt tay rất khó để viết vì quá gập ghềnh... Trong một tiết học có quá nhiều bài tập, nhiều thao tác, chiếc bảng sẽ khiến học trò vướng víu, không thể theo kịp bài giảng.

Lớp 1A1, trường tiểu học dân lập Lý Thái Tổ (Hà Nội) do cô giáo Trần Thị Thanh Loan chủ nhiệm có một số học sinh mang bảng chống cận đến lớp. So với các bạn khác trong lớp, thì chiếc bảng chống cận tỏ ra hữu hiệu khi giữ cho những học sinh đó có dáng ngồi thích hợp: lưng thẳng, ngẩng cao đầu và giữ khoảng cách tốt so với mặt vở.

Điều này dễ dàng nhận thấy trong một lớp học khi có những em đang cúi gằm xuống bàn để viết, trong khi đó những em có bảng chống cận thị thì ngồi rất ngay ngắn.


Tác dụng

Tuy nhiên, với các công dụng khác của chiếc bảng, như dùng để đọc và viết, thì theo cô Thanh Loan, chiếc bảng lại trở nên... phản tác dụng.

Thứ nhất, với độ dày của bảng, học sinh đặt tay rất khó để viết vì quá gập ghềnh. Theo quan sát của chúng tôi, cánh tay của học sinh khi đặt trên bảng cao hơn so với mặt bàn ít nhất 2cm. Hơn nữa, cấu tạo của bảng khá trơn, nên quyển vở của học sinh thường bị trôi, khiến nhiều em phải loay hoay để chỉnh sửa.


Với độ dày của bảng nên khi viết, học sinh sẽ dễ bị mỏi tay.

Thứ hai, tác dụng để đọc sách đúng cự ly và khoảng cách là không cần thiết. Cô Loan cho biết: “Trong lớp học, giáo viên thường bắt học sinh để sách trên mặt bàn và khi các em đứng dậy đọc thì cầm sách lên đọc. Chúng tôi không khuyến khích học sinh dựng sách lên vì như thế là khuất tầm mắt cô giáo, học sinh dễ nói chuyện riêng, làm việc riêng trong lớp”.

Ngoài ra, thanh chắn nhằm giúp học sinh giữ thẳng người, theo cô Loan, là quá mỏng và yếu, rất khó có thể trụ vững với tính hiếu động của học sinh tiểu học. Chiếc hộp bút của bảng trở nên thừa khi hầu như em nào cũng đã có một chiếc hộp bút khác.


Sờ mó ngắm nghía quên cả học.

Khi chiếc bảng chống cận xuất hiện rải rác trên lớp, thì nó lại trở thành tâm điểm chú ý của các học sinh khác. Chủ nhân của nó thì thỉnh thoảng lại sờ mó, ngắm nghía, nghịch ngợm với nắp hộp bút, tấm kính kẹp sách… khiến giáo viên lại thêm một nhiệm vụ khác là nhắc nhở trật tự trong giờ học.

Cô Loan cho rằng, với một thiết bị chống cận như thế này, có thể cải tiến bằng cách chỉ nên có một thanh gỗ dày hơn, bọc lớp vải hoặc đệm êm, kẹp vào mặt bàn để học sinh có thể giữ dáng ngồi chuẩn. Và trong thực tế cũng đã có trường “phát minh” ra thanh gỗ chống cằm, có chân đế đứng vững được và đầu của thanh gỗ khoét lõm để học sinh có thể tựa cằm vào và ngồi học.

Đây là một dụng cụ không bị cấm mang đến trường học. Tuy nhiên, một số trường, như trường tiểu học Phương Liên (Hà Nội) lại không khuyến khích học sinh mang bảng chống cận đến lớp. Cô giáo Quỳnh Anh trường này cho rằng, trong một tiết học có quá nhiều bài tập, nhiều thao tác, chiếc bảng sẽ khiến học trò vướng víu, không thể theo kịp bài giảng trên lớp.

Theo VTC 

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo