Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

‘Chiến thuật’ bỏ mút tay cho bé

09:24:50 24/02/2012

Nhiều bé, ngay cả bé sơ sinh cảm thấy được trấn an khi mút tay. Phần lớn thói quen mút tay sẽ tự dừng ở tuổi lên 3 nhưng cũng có một số trường hợp, bé vẫn còn mút tay ở 4-5, thậm chí là 6 tuổi.

>> Hiểu về thói quen mút ngón tay
>> 5 cách giúp bé bỏ tật mút tay

>> 'Cai nghiện' mút tay cho bé

Mút tay kéo dài có thể dẫn tới các vấn đề răng miệng, ngôn ngữ. Một số trường hợp hiếm gặp, mút tay sau tuổi lên 5 là một dấu hiệu cho thấy bé bị rối loạn tình cảm, chẳng hạn lo lắng thái quá. Khi ấy, bé cần được đi khám và kiểm tra bởi bác sĩ.

Bắt đầu ‘cai’ mút tay cho con

Khuyến khích bé bỏ mút tay bằng cách trò chuyện với bé để bé hiểu lý do vì sao không nên mút tay. Có thể giải thích là nếu ngừng mút tay, bé sẽ có nụ cười đẹp và hàm răng đẹp. Ngoài ra, có thể để bé hiểu nếu tiếp tục mút tay thì ảnh hưởng tới sự phát triển của bé như thế nào.

- Dùng một tấm gương để chỉ cho bé thấy những ảnh hưởng tiêu cực tới răng và hình dạng miệng khi bé mút tay.

- Thảo luận về các loại vi trùng, vi khuẩn không lành mạnh trên bàn tay. Đồng thời, nhấn mạnh nếu mút tay tức là bé đã đưa rất nhiều vi trùng gây bệnh vào cơ thể.

- Nói chuyện về việc bé đã lớn nên cần ngưng mút tay. Nhắc nhở bé rằng bé có thể bị bạn bè trêu chọc vì mút tay.

Nên chắc chắn bạn chọn đúng thời điểm để có cuộc thảo luận về chuyện ngừng mút tay với bé. Các bé thường thích ngậm tay để giảm bớt căng thẳng. Vì thế, chọn thời điểm ít căng thẳng để nói chuyện với bé sẽ dễ thành công hơn.

Một số mẹo giúp bé sớm bỏ thói quen cho tay vào miệng

- Đối với tuần đầu tiên, giữ bàn tay bé luôn bận rộn với các trò chơi, đồ thủ công hoặc các hoạt động yêu thích khác. Bạn cũng cần giới hạn thời gian xem truyền hình vì nhiều bé có thói quen vô tình mút ngón tay khi xem tivi.

- Bạn có thể dùng băng dán cá nhân để băng lên đầu ngón tay mà bé hay mút, nhắc bé nhớ là từ giờ không được mút tay nữa.

- Cẩn thận rút ngón tay từ miệng bé ra khi bé ngủ. Mút tay khi ngủ là thói quen khó tự bỏ được ở bé. Nếu kiên trì, phải mất đến một vài tháng để luyện cho bé thói quen mới, ngủ mà không mút tay. Thử đặt một con thú bông hoặc một con rối trên tay của bé để bé khó khăn nếu còn muốn mút tay ban đêm. Tuy nhiên, không áp dụng cách này nếu bé còn quá nhỏ vì thú bông có thể khiến bé ngạt thở.

- Tránh để bé phải căng thẳng trong quá trình “cai” mút tay cho bé. Khi không được thoải mái, bé sẽ tự động tái phát lại thói quen mút tay. Đảm bảo bé được ngủ đủ giấc và ăn uống tốt thời gian này.

- Khen ngợi khi bé không mút tay. Nhưng cũng không nên quá xấu hổ hay trừng phạt nghiêm khắc nếu bé còn mút tay. Mút tay là thói quen của bé nên cai mút tay chỉ thành công nếu bé chịu hợp tác.

Phần thưởng nếu bé dần bỏ được mút tay

Phần thưởng là cách tuyệt vời để thúc đẩy hợp tác của bé. Nếu mỗi lần nhắc nhở bé không mút tay thành công, bạn lại khen thưởng bé thì có nhiều khả năng, quá trình cai nghiện mút tay cho bé sẽ sớm hoàn thành.

- Thiết lập thời gian để bé từ bỏ hẳn mút tay. Bắt đầu là một buổi sáng (chiều) hoặc một ngày không mút tay. Nhắc với bé là bạn sẽ có thưởng nếu bé đạt được mục tiêu ấy.

- Ở tuần đầu, khen bé vào ngày đầu tiên nếu thói quen mút tay dần được loại bỏ. Sau đó, thưởng cho bé theo ngày theo sự tiến bộ của bé. Phần thưởng có thể là đồ chơi nhỏ, bút đánh dầu, kẹo không đường, một đặc quyền như xem đoạn hoạt hình bé yêu thích hay một chuyến đi công viên.

- Trong tuần thứ hai, dùng lịch hay biểu đồ để theo dõi xem bé còn mút tay nhiều lần trong ngày không. Nếu cha mẹ phải đi làm, nên nhờ ông bà hay người trông bé đánh dấu hộ. Để bé tự đánh dấu vào ngày mà bé không mút tay trên lịch.

- Sau khi đạt được mục tiêu đầu tiên, tiếp tục thiết lập một mục tiêu mới, lâu hơn. Ví dụ, nếu mục tiêu một là 2 tuần không mút tay thì mục tiêu tiếp theo là 4 hoặc 6 tuần. Sau đó, tiếp tục với mục tiêu “dài hơn” hơn, chẳng hạn 3 tháng. Cần chắc chắn bé sẽ được khen thưởng nếu đạt được các mục tiêu quan trọng.

Ứng phó khi bé khó bỏ mút tay

Một số bé khó khăn hơn những bé khác khi từ bỏ thói quen mút tay. Điều quan trọng là cha mẹ cần động viên kịp thời những tiến bộ tích cực của bé trong việc này. Nên chọn cách băng ngón tay với bé khó cai mút tay để xem có phát huy hiệu quả hay không.

Nếu bé căng thẳng hoặc có vấn đề về tình cảm, bạn cần khắc phục những nguyên nhân tâm lý cho bé trước khi giúp bé từ bỏ mút tay.

Nếu bé vẫn tiếp diễn thói quen này, có thể nói chuyện với bác sĩ (hay nha sĩ) để tìm các thiết bị hỗ trợ (chẳng hạn một dụng cụ bảo vệ ngón tay cái) để ngăn ngừa mút tay ở bé.

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo