Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Mẹo nói ngọt để lọt tai bé
13:15:50 17/02/2012
Nếu bạn muốn bé rửa tay, thu dọn tàu hỏa đồ chơi hay trả lại vương miện nhựa cho em gái thì bạn đừng yêu cầu mà nên nói nhẹ nhàng.
>> 3 'nguyên tắc vàng' cho bé hành vi tốt
Tâm lý của hầu hết cha mẹ là thích ra lệnh và ra lệnh liên tục để yêu cầu bé chịu làm một việc gì đó. Nhưng nếu thay đổi một chút - giữ thái độ thân thiện khi yêu cầu con thì hiệu quả sẽ hơn nhiều.
Lời khuyên cho cha mẹ khi yêu cầu bé làm việc gì là tránh đặt câu hỏi. Bạn chỉ nên đặt câu hỏi khi cho bé hai hoặc vài việc để bé lựa chọn.
Cho bé một ‘đặc ân’
Ví dụ bạn muốn con đi siêu thị cùng nhưng bé còn chần chừ, thử dụ: “Khi tới siêu thị, mẹ sẽ cho con sang gian trò chơi” – bé sẽ chịu hợp tác với mẹ vì thấy mình cũng có “quyền lợi” trong đó.
Chú ý tới giọng điệu của bạn
Tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn không được thể hiện sự bực bội hay giận dữ. Nghiên cứu cho thấy, các bé sẽ chịu nghe lời hơn nếu cha mẹ ăn nói dễ chịu. “Cảm ơn con”, “giúp mẹ”, “hộ mẹ”... là những từ “kỳ diệu” mà bạn có thể nói với con, ngay cả khi bé còn rất nhỏ. Các từ dễ nghe trên cũng rất quan trọng khi bạn muốn hướng dẫn rõ ràng những gì bé cần làm, theo một cách lịch sự nhất. Ví dụ, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn nói: “Con cầm giẻ lau, lau sạch bàn hộ mẹ” thay vì: “Mẹ đã nói là con lau bàn đi, không nghe thấy à?”.
Cuối cùng, đừng quên lời cảm ơn với con vì đó là cách để bạn ghi nhận những nỗ lực mà bé đã làm. Bạn sẽ nhận được sự hợp tác của bé bây giờ và trong tương lai chỉ khi bé được cha mẹ đánh giá cao.
Cho bé chọn
Mẹo để mẹ nhờ vả bé thành công là cho bé 2 sự lựa chọn và như thế, bé sẽ thấy vui hơn vì được chọn một trong số đó. Khi bạn hỏi: “Con muốn đi tất màu xanh hay tất sọc đỏ?”, bé sẽ thích thú vì được quyền tự quyết và nhanh chóng chọn một màu tất.
Diễn đạt hiệu quả
Chẳng hạn, thay vì nói: “Phòng con bẩn thế, nhặt hết đồ chơi rơi trên sàn nhà lên”, thử nói: “Đố con nhặt hết đồ chơi trên sàn nhà trong phòng 3 phút. Mẹ sẽ có thưởng”.
Thay vì nói: “Con sẽ cho cá ăn chứ?” thử nói: “Mấy bạn cá chắc đang đói lắm. Đến giờ con cho cá ăn rồi”.
Thay vì nói: “Tắt tivi và chơi gì khác đi. Sao con suốt ngày ôm lấy tivi thế?”, thử nói: “Con tắt tivi và ra ngoài chợ với mẹ đi”.
Thay vì: “Có đi giày nhanh không, đang muộn đấy”, thử nói: “Con nhanh đi giày vào, muộn mất rồi”.
>> 3 'nguyên tắc vàng' cho bé hành vi tốt
Tâm lý của hầu hết cha mẹ là thích ra lệnh và ra lệnh liên tục để yêu cầu bé chịu làm một việc gì đó. Nhưng nếu thay đổi một chút - giữ thái độ thân thiện khi yêu cầu con thì hiệu quả sẽ hơn nhiều.
Tránh đặt câu hỏi
Có một cách lịch sự mà chúng ta thường sử dụng cho người lớn nhưng lại ít hiệu quả với các bé. Đó là những yêu cầu mà đáp án nhận được có thể là “có” hay “không”, ví dụ, khi bạn nhờ một ai đó: “Anh (chị) đưa cho em lọ muối được không?”. Do đã hiểu phép lịch sự trong xã hội nên thường khi được nhờ kiểu này, người được nhờ sẽ vui vẻ làm theo. Còn với suy nghĩ của các bé thì câu trả lời cho yêu cầu trên có thể là “có” nhưng cũng có thể là “không” đưa lọ muối cho mẹ. Vì thế, nếu bạn hỏi con: “Con có muốn đi tắm bây giờ không?” nghĩa là bạn cho bé có cơ hội được nói “không” (kể cả khi bạn muốn con vào phòng tắm ngay vì người bé đã bẩn lắm rồi). Kết quả là bạn chỉ nhận được thất vọng, còn bé cũng rất bối rối, khó chịu.Lời khuyên cho cha mẹ khi yêu cầu bé làm việc gì là tránh đặt câu hỏi. Bạn chỉ nên đặt câu hỏi khi cho bé hai hoặc vài việc để bé lựa chọn.
Cho bé một ‘đặc ân’
Ví dụ bạn muốn con đi siêu thị cùng nhưng bé còn chần chừ, thử dụ: “Khi tới siêu thị, mẹ sẽ cho con sang gian trò chơi” – bé sẽ chịu hợp tác với mẹ vì thấy mình cũng có “quyền lợi” trong đó.
Chú ý tới giọng điệu của bạn
Tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn không được thể hiện sự bực bội hay giận dữ. Nghiên cứu cho thấy, các bé sẽ chịu nghe lời hơn nếu cha mẹ ăn nói dễ chịu. “Cảm ơn con”, “giúp mẹ”, “hộ mẹ”... là những từ “kỳ diệu” mà bạn có thể nói với con, ngay cả khi bé còn rất nhỏ. Các từ dễ nghe trên cũng rất quan trọng khi bạn muốn hướng dẫn rõ ràng những gì bé cần làm, theo một cách lịch sự nhất. Ví dụ, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn nói: “Con cầm giẻ lau, lau sạch bàn hộ mẹ” thay vì: “Mẹ đã nói là con lau bàn đi, không nghe thấy à?”.
Cuối cùng, đừng quên lời cảm ơn với con vì đó là cách để bạn ghi nhận những nỗ lực mà bé đã làm. Bạn sẽ nhận được sự hợp tác của bé bây giờ và trong tương lai chỉ khi bé được cha mẹ đánh giá cao.
Cho bé chọn
Mẹo để mẹ nhờ vả bé thành công là cho bé 2 sự lựa chọn và như thế, bé sẽ thấy vui hơn vì được chọn một trong số đó. Khi bạn hỏi: “Con muốn đi tất màu xanh hay tất sọc đỏ?”, bé sẽ thích thú vì được quyền tự quyết và nhanh chóng chọn một màu tất.
Diễn đạt hiệu quả
Chẳng hạn, thay vì nói: “Phòng con bẩn thế, nhặt hết đồ chơi rơi trên sàn nhà lên”, thử nói: “Đố con nhặt hết đồ chơi trên sàn nhà trong phòng 3 phút. Mẹ sẽ có thưởng”.
Thay vì nói: “Con sẽ cho cá ăn chứ?” thử nói: “Mấy bạn cá chắc đang đói lắm. Đến giờ con cho cá ăn rồi”.
Thay vì nói: “Tắt tivi và chơi gì khác đi. Sao con suốt ngày ôm lấy tivi thế?”, thử nói: “Con tắt tivi và ra ngoài chợ với mẹ đi”.
Thay vì: “Có đi giày nhanh không, đang muộn đấy”, thử nói: “Con nhanh đi giày vào, muộn mất rồi”.
Phương Thảo
Tin liên quan
- Ứng phó khi bé thích ‘sờ chim’ (08:29:00 08/02/2012)
- Ngăn chặn 10 lý do khiến bé 'nổi đóa' (10:47:00 31/01/2012)
- Giải đáp khi bé hỏi về vùng kín (11:40:00 29/01/2012)
- Loại bỏ hung hăng ở bé mới biết đi (14:33:00 23/01/2012)
- ‘Chiến thuật’ kỷ luật bé (09:32:00 12/01/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Mẹo nói ngọt để lọt tai bé
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo