Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Xử lý khi bé nói dối

13:45:50 15/05/2008

Cho đến khi 3-4 tuổi thì trẻ vẫn chưa phân biệt được thực tế và giả tưởng. Điều đó có nghĩa là trẻ sẽ không tiếp thu được khái niệm về nói thật và nói dối.

Vì vậy thay vì là dấu hiệu của sự hư hỏng, những lời bịa đặt của con có thể bắt nguồn từ:

Trí tưởng tượng phong phú. Óc sáng tạo của con bạn phát triển nhanh đến nỗi bé cho rằng những gì vẽ ra trong đầu mình hoàn toàn là sự thật. Sau cùng, ai mà chả từng nghĩ đến có các siêu nhân nằm dưới giường của họ.

Đãng trí. Làm sao mà một đứa trẻ 2 tuổi có thể nhớ được đã vứt chiếc ôtô của mình ở đâu. Và khi bạn mắng con vì những vết vẽ bẩn trên tường và bé chối, thì không phải là bé nói dối, mà vì bé không nhớ ra là mình đã làm như vậy. Hoặc có thể đó là cách bé tự thuyết phục mình rằng mình chưa làm điều đó.

Hội chứng thiên thần. Một đứa trẻ 2 tuổi mà bố mẹ luôn tin rằng con mình thật ngoan giỏi, cũng sẽ tự nhủ rằng: "Bố mẹ yêu mình vì mình ngoan. Một cậu bé ngoan thì không làm đổ sữa như thế. Mà sữa nào? Mình chẳng làm đổ sữa nào ra cả!".

Xử trí khi bé nói dối

Pha trò. Mặc dù bạn không khuyến khích con bịa đặt, nhưng cách tốt nhất để xử lý ở giai đoạn này là hãy thả lỏng, thưởng thức câu chuyện phóng tác của con và nhẹ nhàng bồi dưỡng sự thật thà cho con. Những câu chuyện thêu dệt thường không có hại và là một phần tất yếu trong quá trình phát triển bình thường của trẻ 2 tuổi.

Cũng như vậy với những "người bạn tưởng tượng". Điều đó là bình thường và là một dấu hiệu về trí tưởng tượng tốt của bé. Xét theo khía cạnh tình cảm, đó là một cách an toàn để giúp bé nhìn nhận mình muốn trở thành con người như thế nào.

Không buộc tội. Hãy nói sao cho bé phải thú nhận, chứ không chối cãi: "Mẹ không hiểu vì sao những bút vẽ này lại rơi hết trên sàn. Giá mà có ai giúp mẹ nhặt lên nhỉ".

Khuyến khích sự thật thà. Khi con bạn thú nhận là đã lén lấy đi một cái bánh, thì đừng vội mắng bé. Nếu bạn la hét con, bé sẽ không dám nói thật lần sau. Nếu bạn nhẹ nhàng bảo con rằng nên hỏi trước khi làm việc gì và cảm ơn con vì đã nói thật, thì bé sẽ nhận ra lợi ích của sự thật thà.

Đừng đỏi hỏi con quá mức. Đừng áp đặt lên con quá nhiều luật lệ và yêu cầu. Bé sẽ không hiểu hoặc không thể tuân theo mọi thứ, khi đó bé sẽ buộc phải nói dối để không làm bạn thất vọng.

Khẳng định với con rằng bạn luôn yêu con cho dù thế nào. Khi bé vô tình làm rơi chiếc cốc, bé có thể chối bỏ vì sợ rằng bạn sẽ không yêu con nữa. Hãy giải thích rằng bố và mẹ luôn yêu con, cho dù con đã làm việc gì đó mà không cố ý.

Xây dựng niềm tin. Hãy để con bạn hiểu rằng bạn luôn tin tưởng con và con cũng thể tin tưởng bạn. Khi có thể, hãy tránh nói dối với con. Nếu con bạn sắp phải đi tiêm, đừng nói rằng nó không đau. Cố gắng giữ lời của mình, nhưng khi không thể thì xin lỗi vì đã không giữ lời. Điều quan trọng nhất là khen ngợi con mỗi khi con nói thật. Những lời khen ngợi tích cực sẽ giúp bé cảm thấy giá trị mỗi khi mình nói ra sự thật.

Theo VnExpress.net (Parentcenter)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo