Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Lưu ý khi chế biến thức ăn dặm

07:30:30 16/04/2010

Bên cạnh chuyện tiết kiệm tiền thì việc tự nấu thức ăn dặm còn đảm bảo sức khỏe cho con.

Ngoài ra, còn những lợi ích khác khi tự nấu thức ăn dặm là:

- Bạn biết chính xác sở thích của con, nhờ đó, bạn sẽ nấu được những món phù hợp. Bên cạnh đó, bạn còn biết tự loại bỏ những món bé dễ bị dị ứng.

- Giúp bé tránh được những chất bảo quản có trong thức ăn bán sẵn và vì thế, giúp bảo vệ bé khỏi những chất độc hại cho cơ thể.

- Có thể sử dụng rau xanh và hoa quả với nhiều cách chế biến khác nhau. Ngay cả khi bạn chỉ nấu được một vài món thông thường thì ít nhất, bạn cũng được tự tay chọn và rửa gọt thật kỹ thực phẩm xanh cho bé.

- Tự nấu nướng bao giờ cũng có độ tiệt trùng tốt hơn.

Lưu ý khi chế biến thức ăn dặm

- Trước khi bắt đầu nấu, cần đảm bảo mọi ngóc ngách và cả tường trong phòng bếp được sạch sẽ. Cọ rửa và khử trùng dụng cụ nấu thức ăn dặm và cuối cùng, cần rửa tay bạn thật sạch với xà phòng và nước ấm. Có thể buộc tóc cao lên để tránh tóc rụng và rơi xuống bếp.

- Tránh cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn carrot, củ cải trắng, cải bó xôi dưới mọi hình thức. Bởi vì những loại rau củ trên có chứa một lượng lớn nitrate – theo học viện Nhi khoa Mỹ thì rau củ này sẽ làm tăng tỷ lệ thiếu máu ở bé dưới 6 tháng tuổi.

- Hạn chế tối đa mua rau củ đóng hộp. Với rau củ tươi, cần rửa rau củ ít nhất vài phút dưới vòi nước sạch đang chảy. Cần loại bỏ hạt, cuống và gọt vỏ thực phẩm trước khi chế biến.

- Những loại cá có vây như cá hồi, cá tuyết, cá bơn thì có thể cho bé ăn cả phần xương sụn mềm và da cá, trừ những chiếc xương cứng quá mới cần loại bỏ.

Với thịt thì những chỗ mỡ cần phải lọc bỏ hoàn toàn. Nên chọn trứng gà đã được qua kiểm dịch.

- Dùng mật ong cho vào thức ăn dặm là cách làm sai lầm. Có khá nhiều vi khuẩn gây độc được tìm thấy trong bào tử của mật ong – gây nên chứng ngộ độc thức ăn, còn gọi là botulism (chứng ngộ độc thịt) mà đồng thời, nó còn tấn công vào hệ thần kinh trung tâm của bé. Người lớn có khả năng miễn dịch với chứng này nhưng các bé thì không.

- Không bao giờ được mua sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng vì chúng sẽ mời gọi vi khuẩn xâm nhập và tấn công bé.

- Hạn chế tối đa thức ăn lại, để trong tủ lạnh cho bé. Thức ăn tươi ngon và luôn cho bé ăn ngay sau khi chế biến là gợi ý tốt nhất. Không được để thức ăn với nhiệt độ trong phòng quá 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Có thể bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nhưng không quá 1 ngày.

- Không được cho bé dùng thức ăn chưa nấu hoặc chỉ nấu chín một phần. Hãy loại bỏ những quả trứng luộc còn lòng đào. Mọi thứ đưa cho bé đều phải tuân thủ nguyên tắc chín toàn phần.

- Không dùng muối, hạt tiêu, đường, dầu ăn dành cho gia đình, bơ, mỡ lợn vào thức ăn của bé.

Món ăn ngon cho bé

1. Soup ngô gà

Dành cho bé 7-9 tháng tuổi với chỉ 20 phút chế biến.

Nguyên liệu: 1 miếng thịt gà đã lọc bỏ xương, mỡ và da. Xắt khúc nhỏ; Ngô ngọt; 1 miếng khoai tây (đã gọt vỏ, xắt hạt lựu); ½ bát nước lọc; 2 thìa sữa mẹ.

Thực hiện: Cho ngô và thịt gà vào nồi hấp chín. Khoai tây luộc riêng cho đến khi chín. Cho cả 3 thành phần vào máy xay nhuyễn.

Cuối cùng nêm sữa mẹ và trộn đều các thành phần với nhau thành món soup sền sệt là được.

2. Bí ngô – chuối chín

Món ăn này khá giàu vitamin và chất dinh dưỡng cho bé từ 4 tháng tuổi.

Nguyên liệu: Bí ngô đã được hấp chín, xay nhuyễn; chuối chín.

Thực hiện: Nạo chuối thành những phần mỏng rồi đổ hỗn hợp bí ngô lên trên. Nếu hỗn hợp chưa mịn thì cần xay thêm. Cuối cùng, cho bé thưởng thức.

 Phương Thảo (Theo Buzzle)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo