- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Thức ăn và đồ uống cho bé 7 tháng tuổi
Những thức ăn phù hợp với bé 7 tháng tuổi gồm: Đậu phụ / phômai / bột tự xay / lòng đỏ trứng nấu chín kỹ (không phải lòng trắng).
- Carrot / đậu Hà Lan / quả bí.
- Quả tươi nghiền nhuyễn (hoặc nước ép quả pha loãng, không thêm phụ gia) như táo, mơ, nho, đu đủ, đào, lê, mận.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho là, hãy đợi đến khi bé được 8 tháng tuổi mới cho bé ăn lòng đỏ trứng gà và phômai. Do đó, bạn có thể đợi đến thời điểm trên mới cho bé thử hai món này. Để an toàn hơn thì với bé 7 tháng tuổi, hãy tập trung vào món rau xanh và quả tươi mới cho bé.
Tránh cho bé ăn lòng trắng trứng cho đến khi bé được 1 tuổi, vì bé dễ bị dị ứng nếu ăn lòng trắng trứng sớm. Nhưng bạn có thể cho bé ăn lòng đỏ trứng được nấu thật kỹ (để tiêu diệt vi khuẩn salmonella, gây bệnh tiêu chảy). Lòng đỏ trứng luộc chín kỹ, xắt dạng hạt lựu còn hợp cho bé ăn bốc.
Đậu phụ (đậu hũ) là thức ăn ngon cho bé 7 tháng tuổi. Đậu phụ còn có tên gọi “phômai từ đậu nành”. Đậu phụ là thực phẩm khá phổ biến và an toàn. Thậm chí, với đậu phụ đã luộc chín, khi dùng thìa dầm nhuyễn vào rau xanh hoặc quả tươi còn là món ngon cho bé. Hoặc bạn có thể nấu bột cùng đậu phụ để đổi món cho con.
7 tháng tuổi, bé ăn được bột trộn với rau xanh hoặc một số quả tươi như carrot, chuối chín…
Độ tuổi này, bé cầm được đồ ăn và cho nó vào miệng. Hãy tạo cơ hội để bé được ăn bốc để hoàn thiện kỹ năng điều khiển tay. Những mẩu hoa quả, phômai cứng hay đậu phụ mềm xắt hạt lựu hoặc khúc mỏng, nhỏ rất hợp với bé.
Nước quả pha loãng hoặc quả đóng hộp (dành cho bé 7 tháng tuổi)
Giai đoạn này, có thể cho bé uống nước quả pha loãng. Hoặc chọn nước quả đóng hộp nhưng phải dành cho bé 7 tháng tuổi.
Hãy bắt đầu bằng những loại quả dịu như táo, nho, đu đủ, đào hoặc nước quả có vị chua như mận, mơ, tránh táo bón cho bé. Nhiều người mẹ cho con uống nước cam, quýt khi bé được 6 tháng tuổi nhưng các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, hãy đợi đến khi bé 1 tuổi mới làm điều này, nhất là khi gia đình bạn có tiền sử dị ứng cam, quýt. Cam, quýt là thức ăn dễ gây dị ứng nhất. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm cho bé uống nước cam.
Nước ép táo tây khá phổ biến vì nó ít khả năng gây dị ứng.
Nếu dùng nước quả đóng hộp, bạn không cần pha loãng. Nước quả đóng hộp dành cho bé đã được pha loãng bởi nhà sản xuất. Nên chọn nước quả 100% trái cây nguyên chất và có nhãn hiệu rõ ràng. Không chọn nước quả pha đường cho con. Hãy đọc kỹ nhãn hiệu và thành phần dinh dưỡng. Dù nhiều loại quả tự nhiên chứa đường nhưng đó là đường có lợi cho sức khỏe.
Khi bắt đầu cho bé uống nước quả, có thể pha 1 phần nước quả, 3 phần nước lọc. 1-2 tháng sau, pha theo tỷ lệ 50% nước quả, 50% nước lọc. Khi bé lớn hơn, có thể cho uống nước quả không cần pha thêm nước lọc.
Nước quả không thay thế cho sữa
Với bé, sữa mẹ (sữa công thức) vẫn giữ vai trò chủ đạo. Không cho bé uống hơn 100ml nước quả mỗi ngày. Uống nhiều nước quả sẽ khiến bé không uống đủ sữa mẹ (sữa công thức), thiếu chất béo, kalo và protein cần thiết cho quá trình phát triển.
Bảo vệ men răng cho bé
Cho bé dùng cốc thay vì dùng bình khi uống nước quả sẽ giảm được thời gian nước quả lưu lại trong miệng bé. Không để bé nhấm nháp nước quả quá lâu vì chất đường tự nhiên sẽ tiếp xúc lâu với răng miệng, gây nên bệnh về răng miệng. Bé 7 tháng tuổi có thể uống bằng cốc hoặc bằng thìa.
Số lượng bữa ăn
7 tháng tuổi, bé có thể ăn 2 bữa mỗi ngày. Tham khảo lịch dinh dưỡng của bé như sau:
- Rau xanh / Hoa quả: 3-5 phần mỗi ngày, gồm ít nhất một phần rau nhiều vitamin A và một phần nhiều vitamin C. Mỗi phần tương đương 1-4 thìa cafe. Tổng cộng khoảng 3-10 thìa cafe rau quả mỗi ngày.
- Bột ăn dặm: 2 phần mỗi ngày. Tương đương 3-4 thìa bột khô, chưa nấu mỗi ngày.
- Đậu phụ: Thêm một vài thìa cafe đậu phụ để tăng cường protein cho bé. Lượng protein có trong đậu phụ tương đương với protein trong thịt.
- Lòng đỏ trứng gà: 2-3 bữa một tuần hoặc 2-3 ngày một lần, mỗi lần ¼-1/2 lòng đỏ trứng gà.
- Sản phẩm từ sữa (sữa chua, phômai): 1 phần mỗi ngày. Tương đương 1/3-1/2 cốc sữa chua hoặc ¼-1/3 miếng phômai. Tất nhiên, sữa mẹ (sữa công thức) là chủ yếu.
Bé có thể bú tổng cộng 5 cữ sữa mẹ và sữa công thức trong ngày. Nếu bé kém bú, có thể do bé ăn dặm nhiều nên cần giảm thức ăn dặm. Có thể cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội nhưng không nhiều.
Nhiều người mẹ bắt đầu thêm thịt vào món bột của con nhưng nên chọn loại thịt ít protein như thịt lợn.
>> Giai đoạn 6-9 tháng
>> Thời điểm và cách chế biến thịt bò cho bé
>> Vai trò và cách sử dụng chất béo
>> Cho bé làm quen với món cá
Phương Thảo (Theo Superbabyfood)
- Hỏi - đáp giúp bé ăn ngoan (19:58:00 31/03/2010)
- Bổ sung vitamin D cho bé (07:27:00 26/03/2010)
- Phòng dị ứng khi ăn dặm (07:15:00 25/03/2010)
- Bột gạo cho bé tập ăn dặm (08:21:00 24/03/2010)
- Băn khoăn khi bé mới ăn dặm (11:00:00 21/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |