- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Sai lầm hay mắc khi nấu ăn cho bé
Nhiều người không dùng hoặc cho rất ít dầu ăn khi nấu cho con vì sợ bé khó tiêu. Thực ra, dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và giúp bé hấp thu tốt các chất khác, vì thế bạn nên thêm hai thìa cafe cho mỗi bữa.
Đôi khi, dù mẹ tốn rất nhiều công sức, tiền của nhưng trẻ vẫn còm nhom như mèo hen. Bác sĩ Hoàng Thị Thanh Thủy (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM) nêu ra một số sai lầm mà nhiều bà mẹ hay mắc khi chăm con.
Sai lầm thứ nhất: Cật lực hầm xương
70% bà mẹ coi thường việc rửa tay xà phòng Con số nêu trên được tiến sĩ Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường đưa ra trong lễ tổng kết dự án nâng cao tỷ lệ rửa tay bằng xà phòng nhằm phòng chống bệnh liên quan đến phân. Sau một năm thực hiện, dự án đã có tác động đến nhận thức và hành vi của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi cũng như của cộng đồng. Dự án trên được triển khai tại 40 xã thuộc 8 huyện của 8 tỉnh gồm: Sơn La, Phú Thọ, Hưng Yên, Nghệ An, Bình Định, Ninh Thuận, Vĩnh Long và Đồng Tháp, với tổng kinh phí 610.000 USD, tương đương 10 tỷ đồng. Theo Đất Việt
Nhiều bà mẹ ngày nào cũng cặm cụi hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Họ hy vọng những chất bổ sẽ tan trong nước và bé hấp thu đầy đủ các chất này. Thế nhưng, dù ngày nào họ cũng hầm xương, bé cưng vẫn cứ gầy nhom.
Bộ Y tế sáng 29/9 công bố, chưa đầy một phần ba số bà mẹ ở Việt Nam rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Tuy nhiên, tỷ lệ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ tăng lên mức 52% so với 47% trước can thiệp. Vẫn còn 19% hộ có phân người và phân động vật ở sân, 26% hộ không có xà phòng bánh. Điều này cho thấy nhận thức và thói quen rửa tay bằng xà phòng của đại bộ phận người dân vẫn rất thấp, nhất là ở khu vực nông thôn, ít có điều kiện tiếp cận với các kênh truyền thông.
Thực tế: Việc hầm xương chỉ có tác dụng cho vị ngọt và mùi thơm. Những chất đạm vẫn còn trong xác thịt, xương. Do vậy, nên cho trẻ ăn cả xác lẫn nước để đề phòng suy dinh dưỡng vì thiếu chất.
Sai lầm thứ hai: Dùng cháo dinh dưỡng 'vỉa hè'
Một số phụ huynh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ngoài vỉa hè cho con ăn. Ngoài ra, một số người thích mua cháo dinh dưỡng chỉ vì nghiện món này chứ không phải họ không có thời gian chế biến.
Thực tế: Nhiều trẻ ăn cháo dinh dưỡng mua ngoài đường thường không tăng cân do cháo loãng không đủ chất. Một số trẻ phải đến bệnh viện vì nôn và tiêu chảy do cháo không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn nên hạn chế việc con ăn cháo không rõ nguồn gốc. Nếu buộc phải dùng, nên bổ sung thêm dầu ăn, trứng vào cháo trước khi cho bé ăn.
Sai lầm thứ ba: Pha sữa bằng nhiều loại nước
Nhiều người lo sữa không cung cấp đủ chất cho con mình nên dùng nước suối, nước chanh, nước rau... để pha sữa.
Thực tế: Khi làm ra sữa, các nhà sản xuất đã cân đối đầy đủ về thành phần dinh dưỡng. Nếu pha sữa bằng các loại nước nói trên sẽ dẫn đến hiện tượng "thừa quá hóa hại". Chẳng hạn, dùng nước suối để pha sữa dẫn đến tình trạng thừa khoáng chất vì hàm lượng này trong nước suối rất cao.
Tốt nhất, bạn nên dùng nước đun sôi bình thường để pha.
Sai lầm thứ tư: Nghiện khoai tây, carrot
Một số bà mẹ quan niệm hai loại củ này đắt tiền nên chứa nhiều chất bổ. Họ liên tục nhồi vào dạ dày của bé các món chế biến từ khoai tây, carrot.
Thực tế: Khoai tây, cà rốt chỉ đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là rau cỏ như một số người vẫn nghĩ. Vì vậy, bé cưng sẽ rơi vào tình trạng thừa bột đường nhưng lại thiếu vitamin. Tốt nhất, bạn nên hạn chế dùng quá nhiều hai loại củ này và bổ sung vào thức ăn của trẻ nhiều loại rau xanh.
Theo Tiếp Thị & Gia Đình
- Đặc tính dinh dưỡng của từng loại quả (13:24:00 26/09/2008)
- Nỗi lo từ sữa học đường (10:21:00 25/09/2008)
- Phát hiện sữa chứa malamine tại TPHCM (07:50:00 23/09/2008)
- Làm mới các món hoa quả cho bé (16:04:00 22/09/2008)
- Tập cho bé bốc ăn (15:50:00 19/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |