Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nỗi lo từ sữa học đường

09:49:30 25/09/2008

Nhiều trường sử dụng sữa làm thực phẩm bổ sung hoặc thay cho bữa ăn chiều của bé. Phần lớn là sữa bột, được mua từ các công ty cung cấp có thương hiệu hẳn hoi, nhưng cũng không loại trừ trường hợp mua nhầm sữa trôi nổi.

Theo bà Lý Thị Thanh Thuỷ - tổ trưởng bán trú của trường tiểu học Võ Trường Toản (phường 14, quận 10) vào các bữa xế, trường này thường cho bé uống các loại sữa như: Milo, Ovaltine, Dollac. Thỉnh thoảng, nhà trường pha Ovaltine hoặc Milo với Dollac cho học sinh uống đỡ ngán. Bà Thuỷ cho biết Dollac là sữa bột nguyên kem uống liền do công ty Hancofood cung cấp từ năm năm nay, có hợp đồng cung cấp rõ ràng.

 
Ảnh minh họa: Học sinh mẫu giáo trong giờ ăn.

Tìm hiểu tại nhiều cơ sở giáo dục mầm non, chúng tôi nhận thấy từ nhiều năm qua, đây là một thị trường đầy hấp dẫn của các công ty sữa.
 
Một giáo viên trường mầm non ở quận 1 cho biết, năm nào trường của chị cũng tràn ngập các thương hiệu sữa nội lẫn ngoại với vô số chiêu thức tiếp thị. Từ các sữa ngoại nhập như: Mead Johnson, Abbott, Dutch Lady, đến các công ty nội như: Vinamilk, Nutifood…

Hiện nay, để được dùng sữa Abbott, có nơi phụ huynh phải đóng thêm cho nhà trường ít nhất 200.000đ/tháng. Còn với những trường công lập hay tư thục hạng trung bình, có mức học phí thấp hơn, thông thường bé được cấp sữa của Vinamilk hoặc Nutifood.
 
Bà Kim Dung, hiệu trưởng của trường mầm non 19.5 (quận 1) nói: “Hầu hết những nhãn hàng ký hợp đồng với trường đều phải có giấy công nhận về chất lượng thì trường mới ký hợp đồng”.

Mặc dù vậy, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng từ mấy ngày qua không khỏi làm nhiều phụ huynh băn khoăn.

Chị Xuân Mai có con đang học tại một trường mầm non tư thục trên đường Hoàng Văn Thụ lo ngại: “Tuy rằng nhà trường có nói cho bé uống sữa Abbott nhưng là nói miệng chứ trong hợp đồng gửi bé từ đầu năm, tôi đâu thấy có ghi là uống sữa gì”.

Ngoài sữa, còn có các sản phẩm khác làm từ sữa, không phải dễ dàng quản lý. Ông Lưu Hồng Uyên - hiệu trưởng trường tiểu học Võ Văn Tần (quận 6) cho biết, thỉnh thoảng, trường cho học sinh ăn bánh flan vào bữa xế thay vì uống sữa Milo. Bánh flan cũng được làm từ nguyên liệu sữa.

Theo ông Uyên, học sinh tiểu học có thể ăn nhiều loại thức ăn cung cấp đủ calori nên không cần uống sữa nhiều.

Bà Võ Thị Thuý Hồng, hiệu trưởng trường mầm non tư thục Hoa Hồng (quận Bình Thạnh) cho biết, cách đây hai năm, học sinh trường tiểu học Tầm Vu bị ngộ độc vì ăn yaourt do tư nhân cung cấp. Từ đó đến nay, phòng giáo dục quận cấm các cơ sở giáo dục tự chế biến hay mua yaourt bên ngoài cung cấp cho bé.

Tại các cantine và các cổng trường học, chúng tôi không khó ghi nhận hình ảnh học sinh vô tư ăn bánh mì sữa, bánh bông lan, kẹo sữa, kem, bánh flan, sữa chua, trà sữa trân châu… được làm từ nguyên liệu sữa do các cơ sở tư nhân không đăng ký kinh doanh bỏ mối.

Một người kinh doanh gần trường N.B.N ở Bình Thạnh cho biết, nếu mua sữa có thương hiệu phải từ 50.000 – 100.000đ/kg về bán cho học sinh thì làm sao có lời. Mặc dù nhiều năm qua, ngành giáo dục đã từ khuyến cáo đến cấm bán hàng rong trước các cổng trường để hạn chế trường hợp ngộ độc thực phẩm, nhưng xem ra nhiều nơi vẫn chưa giải quyết triệt để.

Theo SGTT

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo