- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Mẹ bầu béo, con dễ còi
Mẹ thừa cân không đồng nghĩa với việc đủ dinh dưỡng mà cơ thể bé cần.
Nếu người mẹ chỉ thích ăn bánh, kẹo, chè, xôi, bột rán (chiên), nước ngọt… thì mẹ thừa năng lượng nhưng thiếu sinh tố, chất khoáng, đạm… Điều này làm mẹ lên cân “ồ ạt”, trên 20kg, thậm chí 30kg nhưng sinh con dưới 3kg. Trong khi người mẹ ăn đa dạng hơn, lại sinh con to trên 3kg.
Mẹ - con có số cân nặng ngoại cỡ, đều có nguy cơ cao bị các bệnh tiểu đường, tim mạch… về sau.
BS. Hồ Mạnh Tường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu di truyền và sức khỏe sinh sản (Khoa Y, Đại học Quốc gia TP HCM) cho biết: “Tất cả phụ nữ khi mang thai đều có thể bị các biến chứng do thai nghén, nhưng người bị béo phì sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng hơn. Ngoài ra, thai phụ bị béo phì còn có nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu, tăng nhẹ nguy cơ dị tật ở trẻ. Còn em bé thì tăng nguy cơ béo phì và dễ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường khi trưởng thành”.
TS. Lê Thị Thu Hà (BV Từ Dũ TP HCM) cho biết: “Thai phụ nặng cân, thành bụng dày, phần mềm vùng âm đạo và tầng sinh môn nhiều nên thường gặp các vấn đề khi chuyển dạ như: thành bụng dày khiến cho việc ước tính cân nặng thai nhi ít chính xác, nghe tim thai và theo dõi cơn gò khi vào chuyển sẽ khó khăn. Mặt khác, khi sinh ngả âm đạo, do phần mềm nhiều nên dễ bị rách, máu tụ, nhiễm trùng vết may tầng sinh môn. Mẹ nặng cân có nguy cơ cao bị tiểu đường, tiền sản giật, thai to, do vậy có khả năng tăng tỷ lệ mổ lấy thai”.
BMI (Body Mass Index) chính là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. BMI từ 23 - 24,9 là dư cân, từ 25 - 29,9 là béo phì độ I, BMI trên mức 30 là béo phì độ II. BMI trước khi mang thai càng lớn thì càng nguy hiểm khi mang thai. Điều đáng báo động là tỷ lệ thừa cân béo phì ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ đã lên đến 35,7%.
Không giảm cân trong thai kỳ
Nhiều thai phụ béo phì khi biết mình phải đối mặt nhiều nguy cơ lại nảy sinh ý định giảm cân. Nhưng theo TS. Trần Thị Minh Hạnh - PGĐ Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM, thời gian mang thai tuyệt đối không nên giảm cân vì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy, cần thay đổi thói quen ăn uống bằng cách tránh xa những món “say đắm” và ăn theo thực đơn hướng dẫn của bác sĩ để thai nhi có đủ “chất nền” xây dựng cơ thể. Chẳng hạn như: không dùng thực phẩm quá béo, nếu ăn nên chọn chất béo chứa omega 3, không ăn các thực phẩm chứa nhiều năng lượng rỗng như: các loại bánh ngọt, nước ngọt có gas… Thay vào đó là dùng các loại quả, đạm động và thực vật. Nên đi khám thai và tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ.
Theo Phụ Nữ Chủ Nhật
- Các dấu hiệu bất thường của thai kỳ (09:15:00 02/05/2013)
- Động thai (18:50:00 07/04/2013)
- Thai vô sọ (14:33:00 05/04/2013)
|
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |