- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Rắc rối sức khỏe theo tam cá nguyệt
Ngay cả khi sức khỏe tốt thì những rắc rối như bệnh tiểu đường, tiền sản giật, thai ngoài tử cung… cũng có thể xuất hiện bất ngờ.
Dưới đây là những biến chứng thường gặp theo thời gian thai kỳ:
Những rắc rối sức khỏe 3 tháng đầu
Ra máu: Nếu bạn ra máu nhiều, đau bụng dữ dội và cảm thấy như sắp ngất, bạn có thể mang thai ngoài tử cung. Ra máu kèm chuột rút có thể là dấu hiệu sảy thai. Trong khi đó, phần lớn các trường hợp ra máu đầu thai kỳ có thể tự hết. Tuy vậy bạn cũng không được chủ quan. Nếu thấy bắt đầu ra máu, bạn cần đi khám sớm.
Thai ngoài tử cung: Là thai phát triển bên ngoài tử cung. Nó có thể đe dọa tính mạng người mẹ. Những phụ nữ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn chlamydia hoặc nhiễm trùng, như viêm vùng chậu làm tăng nguy cơ thai ngoài tử cung.
Sảy thai: Hầu hết các trường hợp là do bất thường nhiễm sắc thể, chứ không phải chuyện mà người mẹ ngăn chặn được.
Buồn nôn và nôn: Nếu nặng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Nếu bạn không thể ăn, uống thứ gì, bạn có nguy cơ mất nước và suy dinh dưỡng.
Rắc rối sức khỏe 6 tháng còn lại
Tiểu đường thai kỳ: Ảnh hưởng tới 10% người mẹ. Nó có thể dẫn tới các biến chứng cho cả mẹ lẫn con. Bạn có thể được làm xét nghiệm tiểu đường trong 3 tháng giữa. Hầu hết người mẹ có thể tự kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng ăn uống và tập thể dục vừa phải.
Tiền sản giật: Cao huyết áp, sưng tay và mặt, protein trong nước tiểu, đau đầu… có thể do tiền sản giật. Nếu chưa tới ngày sinh, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sức khỏe cho mẹ và bé.
Nghén kéo dài: Nghén nặng và dai dẳng có thể làm mẹ bị sụt cân và gây các biến chứng khác. Bác sĩ sẽ tư vấn dinh dưỡng và thuốc men cho người mẹ. Nhiều người phải nhập viện truyền nước. Thường thì nghén dai dẳng sẽ giảm sau tuần 20 nhưng có một số phụ nữ bị nôn trong cả 3 tam cá nguyệt.
Ra máu nửa cuối thai kỳ: Ra máu kèm đau bụng có thể là nhau bong non, xảy ra khi nhau thai tách khỏi niêm mạc tử cung. Nguyên nhân khác bao gồm quan hệ vợ chồng. Nếu bạn lo lắng hay sợ hãi thì đừng ngần ngại đi khám.
Các vấn đề về nhau thai: Gồm nhau tiền đạo, nhau phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người mẹ mổ đẻ.
Sinh non: Các cơn co thắt trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối có thể cảnh báo sinh non. Người mẹ có thể bị nhầm giữa cơn chuyển dạ giả và dấu hiệu sinh non. Nếu cơn co thường xuyên và tăng cường độ, nên đi khám sớm.
Yếu tố Rh: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra Rh. Nếu mẹ mang Rh âm tính, còn con là Rh dương tính thì một loại thuốc được tiêm cho mẹ trong tuần 28 để ngăn sự gia tăng của các kháng thể.
Ngọc Huê
- Nhu cầu dinh dưỡng 3 tháng đầu tiên (10:33:00 30/10/2012)
- Một số xét nghiệm tiền sản quan trọng (09:25:00 29/10/2012)
- 3 phong cách cho bà bầu mùa thu (07:59:00 26/10/2012)
- Kiểm tra sức khỏe qua huyết áp (09:14:00 25/10/2012)
- Phòng mỏi mắt cho bà bầu công sở (10:48:00 24/10/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |