Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Một số xét nghiệm tiền sản quan trọng
09:05:10 29/10/2012
Siêu âm, xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B... rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.
>> Các xét nghiệm trong thai kỳ
Xét nghiệm ban đầu
Thời điểm: Sau khi có kết quả dương tính với que thử thai, hầu hết phụ nữ cần được bác sĩ xét nghiệm máu để xác nhận mang thai.
Mục đích: Xác định nhóm máu và sàng lọc thiếu máu, viêm gan B và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Pap smear kiểm tra các tế bào ung thư. Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra hàm lượng protein và đường.
Yếu tố nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Xét nghiệm máu; Pap smear; xét nghiệm nước tiểu. CVS (lấy mẫu nhung màng đệm)
Thời điểm: Giữa tuần 9-12. Đối tượng là phụ nữ từ 35 tuổi trở lên hoặc những người đã sinh con dị tật bẩm sinh hay gia đình có dị tật bẩm sinh.
Mục đích: Phát hiện các rối loạn di truyền của thai nhi; chẳng hạn bệnh hồng cầu hình liềm và xơ nang, những bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn hội chứng Down.
Yếu tố nguy cơ: Nguy cơ sảy thai nhỏ.
Phương pháp: Một ống được đưa vào âm đạo và cổ tử cung hoặc một cây kim dài được đưa qua bụng bầu vào nhau thai, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các tế bào được rút ra từ nhai thai và phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định cấu trúc di truyền của bé.
Chọc ối
Thời điểm và đối tượng: Giữa tuần 15-20 của thai kỳ. Những phụ nữ trên 35 tuổi, những người có tiền sử gia đình dị tật bẩm sinh, cũng như những người có bất thường trong các xét nghiệm khác trước khi sinh thì được chỉ định chọc ối.
Mục đích: Phát hiện hội chứng Down, rối loạn di truyền, tất nứt đốt sống và thiếu não (khi não và cột sống của bé không phát triển đúng cách).
Yếu tố nguy cơ: Rủi ro nhỏ về sảy thai.
Phương pháp: Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ siêu âm, một ống kim dài được xuyên qua bụng bầu, vào túi ối trong tử cung để lấy mẫu nước ối. Mẫu này sau đó được gửi tới phòng thí nghiệm để phân tích.
Sàng lọc huyết thanh mẹ (AFP)
Thời điểm và đối tượng: Giữa tuần 15-20 của thai kỳ. Đây là xét nghiệm không bắt buộc nhưng có thể được gợi ý cho tất cả phụ nữ mang thai.
Mục đích: Phát hiện nguy cơ bị Down, nứt đốt sống hoặc thiếu một phần não.
Nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Xét nghiệm máu.
Siêu âm
Thời điểm và đối tượng: Giữa tuần 16-20 của thai kỳ. Thời điểm siêu âm cho thai phụ có thể khác nhau nhưng hầu hết phụ nữ đều được siêu âm tại thời điểm này.
Mục đích: Kiểm tra tim thai, chẩn đoán đa thai hoặc xác định tuổi thai.
Nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Một thiết bị phát ra sóng âm thanh được đặt trên bụng bầu. Các sóng âm thanh xâm nhập qua bụng bầu, tạo ra hình ảnh bào thai, nhau thai và tử cung trên một màn hình truyền hình.
Đếm chuyển động thai
Thời điểm và đối tượng: Bắt đầu khi cảm nhận được thai máy. Mọi phụ nữ đều được kiểm tra chuyển động của thai.
Mục đích: Đảm bảo thai phát triển tốt.
Nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Các mẹ đếm chuyển động của con mình từ 10 tới 30 phút mỗi ngày. Nếu cảm thấy số lần chuyển động giảm 50% hoặc tăng vọt bất thường, bác sĩ sẽ kiểm tra lại cho bạn.
Xét nghiệm glucose
Thời điểm: Khoảng tuần 26. Đối tượng là những thai phụ béo phì, ngoài 30 tuổi hoặc tiền sử gia đình có bệnh tiểu đường.
Mục đích: Phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh có thể ảnh hưởng tới nồng độ máu của thai nhi và gây tăng cân nhanh chóng. Trường hợp này, thai có thể quá lớn nên không sinh thường được.
Phương pháp: Sau khi được cho uống nước, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm. Nếu dương tính với bệnh tiểu đường, thai phụ có thể kiểm soát bằng chế độ ăn và tiêm insulin. Tiểu đường thai kỳ có thể biến mất sau sinh.
Biophysical Profile
Thời điểm và đối tượng: Thai phụ có bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các biến chứng thai kỳ khác ở khoảng tuần thứ 28.
Mục đích: Đánh giá sự chuyển động của thai, cơ bắp, mẫu hơi thở, nhịp tim và lượng nước ối.
Nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Kết hợp với siêu âm để phát hiện thai có bất thường hay không.
Liên cầu khuẩn nhóm B
Thời điểm và đối tượng: Giữa tuần 35-37 của thai kỳ. Tất cả thai phụ nên được kiểm tra.
Mục đích: Kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh. Nó có thể gây bệnh nghiêm trọng như mất thính lực và thị lực, thậm chí tử vong cho bé sơ sinh.
Nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Mẫu kiểm tra được lấy từ âm đạo và trực tràng người mẹ. Nếu phát hiện bệnh, người mẹ có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
>> Các xét nghiệm trong thai kỳ
Xét nghiệm ban đầu
Thời điểm: Sau khi có kết quả dương tính với que thử thai, hầu hết phụ nữ cần được bác sĩ xét nghiệm máu để xác nhận mang thai.
Mục đích: Xác định nhóm máu và sàng lọc thiếu máu, viêm gan B và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Pap smear kiểm tra các tế bào ung thư. Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra hàm lượng protein và đường.
Yếu tố nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Xét nghiệm máu; Pap smear; xét nghiệm nước tiểu. CVS (lấy mẫu nhung màng đệm)
Thời điểm: Giữa tuần 9-12. Đối tượng là phụ nữ từ 35 tuổi trở lên hoặc những người đã sinh con dị tật bẩm sinh hay gia đình có dị tật bẩm sinh.
Mục đích: Phát hiện các rối loạn di truyền của thai nhi; chẳng hạn bệnh hồng cầu hình liềm và xơ nang, những bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn hội chứng Down.
Yếu tố nguy cơ: Nguy cơ sảy thai nhỏ.
Phương pháp: Một ống được đưa vào âm đạo và cổ tử cung hoặc một cây kim dài được đưa qua bụng bầu vào nhau thai, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Các tế bào được rút ra từ nhai thai và phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định cấu trúc di truyền của bé.
Chọc ối
Thời điểm và đối tượng: Giữa tuần 15-20 của thai kỳ. Những phụ nữ trên 35 tuổi, những người có tiền sử gia đình dị tật bẩm sinh, cũng như những người có bất thường trong các xét nghiệm khác trước khi sinh thì được chỉ định chọc ối.
Mục đích: Phát hiện hội chứng Down, rối loạn di truyền, tất nứt đốt sống và thiếu não (khi não và cột sống của bé không phát triển đúng cách).
Yếu tố nguy cơ: Rủi ro nhỏ về sảy thai.
Phương pháp: Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ siêu âm, một ống kim dài được xuyên qua bụng bầu, vào túi ối trong tử cung để lấy mẫu nước ối. Mẫu này sau đó được gửi tới phòng thí nghiệm để phân tích.
Sàng lọc huyết thanh mẹ (AFP)
Thời điểm và đối tượng: Giữa tuần 15-20 của thai kỳ. Đây là xét nghiệm không bắt buộc nhưng có thể được gợi ý cho tất cả phụ nữ mang thai.
Mục đích: Phát hiện nguy cơ bị Down, nứt đốt sống hoặc thiếu một phần não.
Nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Xét nghiệm máu.
Siêu âm
Thời điểm và đối tượng: Giữa tuần 16-20 của thai kỳ. Thời điểm siêu âm cho thai phụ có thể khác nhau nhưng hầu hết phụ nữ đều được siêu âm tại thời điểm này.
Mục đích: Kiểm tra tim thai, chẩn đoán đa thai hoặc xác định tuổi thai.
Nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Một thiết bị phát ra sóng âm thanh được đặt trên bụng bầu. Các sóng âm thanh xâm nhập qua bụng bầu, tạo ra hình ảnh bào thai, nhau thai và tử cung trên một màn hình truyền hình.
Đếm chuyển động thai
Thời điểm và đối tượng: Bắt đầu khi cảm nhận được thai máy. Mọi phụ nữ đều được kiểm tra chuyển động của thai.
Mục đích: Đảm bảo thai phát triển tốt.
Nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Các mẹ đếm chuyển động của con mình từ 10 tới 30 phút mỗi ngày. Nếu cảm thấy số lần chuyển động giảm 50% hoặc tăng vọt bất thường, bác sĩ sẽ kiểm tra lại cho bạn.
Xét nghiệm glucose
Thời điểm: Khoảng tuần 26. Đối tượng là những thai phụ béo phì, ngoài 30 tuổi hoặc tiền sử gia đình có bệnh tiểu đường.
Mục đích: Phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh có thể ảnh hưởng tới nồng độ máu của thai nhi và gây tăng cân nhanh chóng. Trường hợp này, thai có thể quá lớn nên không sinh thường được.
Phương pháp: Sau khi được cho uống nước, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm. Nếu dương tính với bệnh tiểu đường, thai phụ có thể kiểm soát bằng chế độ ăn và tiêm insulin. Tiểu đường thai kỳ có thể biến mất sau sinh.
Biophysical Profile
Thời điểm và đối tượng: Thai phụ có bệnh tiểu đường, huyết áp cao hoặc các biến chứng thai kỳ khác ở khoảng tuần thứ 28.
Mục đích: Đánh giá sự chuyển động của thai, cơ bắp, mẫu hơi thở, nhịp tim và lượng nước ối.
Nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Kết hợp với siêu âm để phát hiện thai có bất thường hay không.
Liên cầu khuẩn nhóm B
Thời điểm và đối tượng: Giữa tuần 35-37 của thai kỳ. Tất cả thai phụ nên được kiểm tra.
Mục đích: Kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B có thể truyền từ mẹ sang con khi sinh. Nó có thể gây bệnh nghiêm trọng như mất thính lực và thị lực, thậm chí tử vong cho bé sơ sinh.
Nguy cơ: Không có.
Phương pháp: Mẫu kiểm tra được lấy từ âm đạo và trực tràng người mẹ. Nếu phát hiện bệnh, người mẹ có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- 3 phong cách cho bà bầu mùa thu (07:59:00 26/10/2012)
- Kiểm tra sức khỏe qua huyết áp (09:14:00 25/10/2012)
- Phòng mỏi mắt cho bà bầu công sở (10:48:00 24/10/2012)
- Rau củ quả trị nghén (11:37:00 23/10/2012)
- Sợ ăn rau vì nghén (09:50:00 23/10/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Một số xét nghiệm tiền sản quan trọng
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo