- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
9 giải đáp "yêu" an toàn thời bầu bí
- Có, nếu thai kỳ của bạn bình thường, khỏe mạnh thì “chuyện ấy” an toàn. Dù 3 tháng cuối, bụng bầu đã to nhưng bạn vẫn có thể chọn những vị trí thích hợp để tránh bất tiện.
Tuy nhiên, “chuyện ấy” không an toàn trong 3 tháng cuối ở một số trường hợp, bao gồm:
+ Nhau bám toàn bộ hay một phần tử cung (nhau bám thấp). Khi “giao ban” hoặc co thắt do cực khoái, nhau có thể bị tổn thương và gây chảy máu – một dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai.
+ Bạn có tiền sử ra máu âm đạo.
+ Bạn bị vỡ ối. Trong trường hợp này, bào thai sẽ không được bảo vệ khỏi nhiễm trùng.
+ Bạn có tiền sử sinh non hoặc nguy cơ sinh non.
+ Cổ tử cung bất thường.
2. Nếu tôi nuốt tinh trùng của chồng thì liệu có làm sao không?
- Không nguy hiểm cho bé nếu mẹ nuốt phải tinh trùng. Tất nhiên, điều này chỉ đảm bảo nếu chồng của bạn không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nếu đối phương dương tính với HIV thì sẽ không an toàn vì vius gây bệnh có thể tồn tại trong tinh trùng. Mẹ và bé có thể bị nhiễm bệnh nếu mẹ nuốt phải tinh trùng có virus gây bệnh.
3. Có an toàn khi dùng ‘đồ chơi’ để ‘tự sướng’ khi đang có bầu?
- Trong một số trường hợp, dùng “đồ chơi” để thủ dâm là không an toàn cho bà bầu; ví dụ bạn có nguy cơ sinh non, bất thường ở cổ tử cung hoặc các trường hợp bạn bị bác sĩ chỉ định tránh yêu hay đạt cực khoái.
4. Có nên dùng dầu bôi trơn gốc nước trong thời kỳ mang thai?
- Có, nó an toàn. Ngay cả khi dầu bôi trơn tiếp xúc với bào thai thì cũng không hại gì. Tuy nhiên bạn sẽ thấy không cần thiết phải dùng dầu bôi trơn khi có thai vì dịch âm đạo tiết nhiều khiến vùng kín của bạn luôn ẩm ướt trong thai kỳ. Tất nhiên mỗi phụ nữ là khác nhau.
Dầu bôi trơn gốc nước nhìn chung an toàn vì dầu gốc tinh dầu có thể làm thủng bao cao su.
5. 'Tôi biết vẫn có thể ‘yêu’ khi mang bầu nhưng thời điểm nào nên ngừng lại?'
- Bạn có thể tiếp tục “yêu” đến gần ngày sinh nếu cả hai vợ chồng đều thoải mái. Có vài lý do mà bạn nên ngừng "chuyện đó" như:
+ Ra máu.
+ Có dấu hiệu chuyển dạ sớm.
+ Vợ / chồng hoặc cả hai mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nên trao đổi với bác sĩ về những rắc rối sức khỏe trong thai kỳ có liên quan đến “chuyện ấy”. Chẳng hạn, nếu bị ra máu nhẹ đầu thai kỳ thì thai phụ có thể kiêng “chuyện đó” 1-2 tuần hoặc lâu hơn (theo gợi ý của bác sĩ).
6. 'Bụng bầu to lên thì việc quan hệ thế nào là phù hợp nhất?'
- Nếu bụng bầu to gây khó khăn khi “yêu” trong tư thế truyền thống, vợ chồng nên thử một số vị trí sau:
Phụ nữ ở trên: Kiểu “yêu” này cho phép bạn làm chủ mức độ “xâm nhập” và di chuyển. Có thể điều chỉnh tốc độ nhanh – chậm theo ý bạn. Tư thế này hoàn toàn phù hợp trong cả thời gian mang thai, nhất là những tuần cuối.
Kiểu úp thìa: Đối phương sẽ “tiến đến” bạn từ phía sau. Vị trí này không hề gây áp lực lên bụng bầu và sự “xâm nhập” nông. Khá nhiều phụ nữ thấy được thư giãn với kiểu yêu úp thìa trong suốt thời gian mang bầu.
Yêu kiểu “chú cún” (bà bầu quỳ gối còn chồng sẽ “đi vào” từ phía sau): Tư thế này khá thoải mái vì nó không gây sức ép từ đối phương lên bụng bầu. Tuy nhiên, khi bụng bầu to lên, một số thai phụ cảm thấy khó khăn vì không thể giữ bụng bầu vừa cúi người cho sự “xâm nhập” của đối phương từ phía sau.
Mặt đối mặt: Có vẻ hơi khó khăn nhưng vẫn thực hiện được (khi bụng bầu không quá to). Nằm đối diện với chồng, nhấc một chân của bạn lên sao cho đủ khoảng trống để đối phương “xâm nhập”.
7. 'Cực khoái thay đổi thế nào khi mang bầu?'
- Một số phụ nữ tăng khoái cảm do dịch âm đạo nhiều và âm vật nhạy cảm hơn (thậm chí có phụ nữ lần đầu biết tới đa cực khoái). Nhìn chung, cực khoái có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Cực khoái cũng gây co bóp nhẹ ở tử cung nhưng do tử cung lớn hơn bình thường nên bạn khó nhận biết được chúng. Điều này không liên quan đến chuyển dạ sớm, trừ khi, cơn co tử cung kéo dài hàng giờ đồng hồ.
8. 'Quan hệ đường miệng có nguy hiểm không?'
- “Yêu” đường miệng không gây hại cho thai phụ nhưng nên tránh để đối phương thổi mạnh vào âm đạo. Luồng không khí từ bên ngoài đi vào trong khi âm đạo đang mở có thể kích thích cơn co âm đạo, gây ra máu hay chuyển dạ sớm.
Tình dục miệng không phải thứ bị cấm khi “bầu bí”, đặc biệt là khi vợ chồng lo lắng với hình thức quan hệ bình thường. Có khá nhiều cách để bày tỏ tình yêu mà vợ chồng nên thử miễn là nó không gây hại cho thai phụ.
9. 'Quan hệ đường hậu môn thì sao?'
- Nói chung là không sao nhưng nếu bị đau, bạn nên ngừng lại. Kiểu yêu này cũng khó khăn ở thời điểm cuối vì trọng lượng của thai chèn lên khung xương chậu.
Ngọc Huê
- Hiểu về AFP test (09:01:00 18/10/2012)
- Bà bầu thời trang với áo len (11:29:00 17/10/2012)
- Diện áo khoác bầu đi làm (09:14:00 16/10/2012)
- DHA phát triển não, tim thai (08:28:00 15/10/2012)
- Mất hứng khi mới cấn thai (09:48:00 13/10/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |