- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
8 gợi ý hết đau lưng
Đau lưng trong thời kỳ mang thai là một triệu chứng phổ biến. Bạn tăng cân, dáng đi cũng thay đổi, các hormone làm giãn cơ bắp và dây chằng khắp cơ thể...
Đừng chỉ biết chịu đựng, những gợi ý dưới đây giúp bạn tránh và trị đau lưng:
1. Đúng tư thế
Khi em bé phát triển, trọng lực trung tâm sẽ dồn về phía trước. Để tránh bị ngã về trước, cơ thể bù đắp bằng cách cố nghiêng trở lại sau. Điều này làm căng cơ lưng dưới của bạn và góp phần gây đau lưng trong thời kỳ mang thai. Các nguyên tắc cho một tư thế đúng là:
- Đứng thẳng. Giữ ngực thẳng. Giữ vai cân đối, thư giãn.
- Không khuỵu gối khi đứng.
Khi đứng, nên choãi chân sang hai bên thoải mái để đứng vững. Nếu bạn phải đứng lâu, nên dành thời gian nghỉ ngơi giữa quãng.
Tư thế đúng khi ngồi: Chọn một chiếc ghế có đệm ở lưng hoặc kê gối nhỏ sau lưng bạn. Giữ lưng, cổ thẳng thoải mái khi ngồi. Xem xét việc kê chân lên một cái ghế thấp.
2. Chú ý tới ăn mặc
Mang giày gót thấp giúp nâng đỡ vòm bàn chân. Mặc quần áo bầu thoải mái, có thể dùng đai nâng bụng bầu. Mặc dù các nghiên cứu về lợi ích của đai nâng bụng bầu là không nhiều nhưng một số phụ nữ vẫn cảm thấy dễ chịu hơn khi dùng nó.
3. Nâng (nhấc) đồ đúng cách
Khi nâng một vật nhỏ, nên ngồi xuống rồi mới từ từ đứng dậy. Tránh cúi xuống. Tuy nhiên tốt nhất là bạn nên nhờ người giúp đỡ.
Hình ảnh thai phụ nhấc giỏ đồ đúng cách: Gập đầu gối, không phải gập thắt lưng. Giữ lưng càng thẳng càng tốt. Dùng cơ chân để đứng dậy. Luôn giữ giỏ đồ ở gần cơ thể. |
4. Ngủ nghiêng
Tránh nằm ngửa. Uốn cong một hoặc hai đầu gối khi ngủ. Có thể kê gối giữa hai đầu gối hoặc bụng của bạn hoặc dùng chiếc gối dành cho bà bầu (dài, uốn cong theo cơ thể).
5. Thử với nhiệt, lạnh hoặc xoa bóp
Dùng miếng đệm nóng để chườm lưng hoặc chườm nước đá lạnh vào vùng lưng đau. Xoa bóp vào chỗ đau cũng giúp giảm đau. Tốt hơn cả, nên nhờ chồng xoa lưng cho bạn hoặc đến chỗ có massage chuyên nghiệp dành cho thai phụ.
6. Duy trì thể chất qua các thói quen hàng ngày
Hoạt động thể chất đều đặn giúp cho lưng khỏe, hạn chế đau lưng trong thời kỳ mang thai. Hãy hỏi bác sĩ của bạn sau đó thử những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hay bơi lội.
7. Cân nhắc các phương pháp điều trị
Một số nghiên cứu cho thấy, châm cứu có thể giúp giảm đau trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn muốn chọn các cách làm giảm đau lưng khác, nên trao đổi với bác sĩ kỹ càng. Bác sĩ có thể xác nhận giúp bạn là đau lưng liệu có ẩn chứa bệnh tật nào cần điều trị không.
8. Biết khi nào cần đi khám
Tuy phổ biến nhưng không nên bỏ qua mọi triệu chứng sức khỏe nào khi mang thai, trong đó có đau lưng. Hãy đi khám nếu bạn vẫn đau lưng dù đã áp dụng nhiều gợi ý phòng, trị.
Đau lưng dưới kèm ra máu hoặc đau lưng âm ỉ có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non.
Ngọc Huê
- Hấp thu dinh dưỡng hiệu quả cho mẹ và bé (09:50:00 21/12/2011)
- An toàn du lịch cho bà bầu (07:58:00 21/12/2011)
- Áo khoác dạ cho bà bầu (07:43:00 20/12/2011)
- Mẹo giảm đau nhức chân cho thai phụ (00:48:00 19/12/2011)
- Thực phẩm giúp bà bầu giữ ấm (11:56:00 18/12/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |