- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Các xét nghiệm trước khi sinh
Làm các xét nghiệm trước khi sinh là một khía cạnh quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chúng có thể được sử dụng để phát hiện tình trạng sức khỏe người mẹ có thể ảnh hưởng đến bé, cũng như bất thường ở em bé.
Kiểm tra sức khỏe mẹ
Phần lớn thai phụ được kiểm tra sức khỏe trong lần khám thai đầu tiên, đó là kiểm tra nhóm máu và yếu tố Rh; mẫu nước tiểu để kiểm tra bệnh tiểu đường; kiểm tra nhiễm trùng máu; các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các bệnh như sởi, thủy đậu...
Thống kê cho thấy có tới 3% các bé ở Mỹ được sinh ra với dị tật bẩm sinh. Trên thế giới, con số này tăng lên đến khoảng 6%. Khoảng 250 của các khiếm khuyết này có thể được phát hiện trước khi sinh với các xét nghiệm.
Bạn cũng có thể được kiểm tra máu để xem xét thiếu hụt máu ở một số thời điểm trong thai kỳ. Trong suốt thai kỳ, bạn được theo dõi sự phát triển của bệnh tiểu đường và tiền sản giật hoặc nhiễm độc máu.
Tại tuần 24-28 của thai kỳ, bạn được kiểm tra đường huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Đến tuần 37, bác sĩ sẽ đưa dụng cụ chuyên dụng như tăm bông vào âm đạo để kiểm tra có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hay không (một loại vi khuẩn nếu truyền cho em bé trong thời kỳ chuyển dạ có thể gây nên các biến chứng).
Kiểm tra cho bé
Hầu hết các xét nghiệm tự nguyện và quyết định làm xét nghiệm dựa vào cá nhân người mẹ. Hãy thảo luận với bác sĩ để bạn biết những xét nghiệm nào là cần thiết với bản thân mình. |
Kiểm tra trước khi sinh có thể giúp bác sĩ phát hiện có bất thường nào ở em bé hay không: các loại di truyền rối loạn như thiếu hồng cầu hình liềm, xơ nang; nhiễm sắc thể rối loạn như hội chứng Down; các rối loạn đa yếu tố được gây ra bởi cả yếu tố di truyền và môi trường, chẳng hạn khuyết tật ống thần kinh và bệnh tim bẩm sinh...
Siêu âm là một biện pháp giúp đánh giá kích thước và sự phát triển của em bé cũng như vị trí của thai trong tử cung. Siêu âm cũng giúp xác nhận số lượng bào thai, vị trí của nhau thai. Siêu âm có thể được thực hiện thường xuyên hơn nếu có điều kiện sức khỏe đặc biệt.
Có một số xét nghiệm mà người mẹ có thể chọn để tầm soát các bất thường của thai nhi:
• Lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS): Thông thường được tiến hành tại 10-12 tuần của thai kỳ. Xét nghiệm lấy một mẫu nhỏ lông nhung màng đệm từ nhau thai thông qua cổ tử cung hoặc bụng với một cây kim.
• Triple test: xét nghiệm này kiểm tra alpha-fetoprotein (AFP) trong máu của người mẹ, có thể cho thấy khả năng của hội chứng Down. Thường được thực hiện khoảng 16-18 tuần của thai kỳ.
• Chọc ối: được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ nước ối với một cây kim chuyên dụng qua bụng bầu. Có những rủi ro liên quan kiểm tra này, mặc dù nó là khá chính xác trong việc phát hiện hội chứng Down, nứt đốt sống và các rối loạn chuyển hóa khác.
Ngọc Huê
- Hạn chế tay tê, mỏi (07:45:00 01/07/2011)
- Phòng trĩ cho bà bầu (11:05:00 30/06/2011)
- Lưu ý dinh dưỡng khi muốn có thai (08:07:00 30/06/2011)
- Tránh những thói quen làm đau lưng (07:43:00 29/06/2011)
- Những cách đơn giản giảm phù (09:05:00 28/06/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |