- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Kiểm soát táo bón trong thai kỳ
Đầy hơi và táo bón thật chẳng mấy dễ chịu, nhất là khi đang ‘bầu bí’. ‘Táo’ có thể do bệnh trĩ hoặc do chính thai kỳ vì mang thai làm tăng nguy cơ sưng tĩnh mạch quanh trực tràng.
Nếu “đầu ra” khó khăn, bạn bị căng đau khi “đi” thì bệnh trĩ càng nặng hơn.
Nguyên nhân
Ước tính có đến 20-50% thai phụ bị táo bón, một phần vì hàm lượng progesterone cao. Hormone này tác động lên các cơ của thành ruột và các cơ đó không co thắt cần thiết đủ để đẩy “sản phẩm thừa” ra ngoài. Hơn nữa, trong quá trình mang thai, tử cung sẽ to ra, gây chèn ép xuống ruột làm hoạt động của ruột bị chậm lại.
Một thủ phạm khác là chất sắt (có trong vitamin dành cho bà bầu) hoặc viên bổ sung sắt do thiếu máu. Cuối cùng, cần hạn chế caffein vì nó là một tác nhân gây “táo”.
Thêm vào chất xơ
Một chế độ ăn uống với hoa quả, rau tươi, ngũ cốc và cám ngũ cốc (bran cereal) giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Cần thêm chất xơ từ từ không phải đột ngột tăng số lượng để tránh bị đầy hơi. Để cơ thể sử dụng tốt chất xơ, hãy ăn thực phẩm giàu xơ đều trong ngày.
Dưới đây là một số mẹo để bạn có đủ 25-35g xơ mỗi ngày:
- Hãy bắt đầu ngày mới với một cốc nước quả hoặc nước rau ép. Chúng, thậm chí, còn dồi dào chất xơ hơn rau, củ nấu chín.
- Nếu được, hãy ăn cả vỏ: Phần lớn chất xơ có nhiều trong vỏ rau, củ, quả; vì thế, nếu bỏ vỏ, vô tình bạn đã ném bỏ lớp chất xơ hữu ích. Nhưng cần đảm bảo, rau, củ cả vỏ phải được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh.
- Ngũ cốc với mầm lúa mỳ, nho khô, chuối lát, dâu tây chứa ít nhất 5g chất xơ trong mỗi khẩu phần.
- Những món salad an toàn: Khi được nấu chín, hàm lượng xơ có trong rau củ cũng bị hao hụt nhiều. Vì thế, ăn rau củ sống là cách hiệu quả để tăng chất xơ nhưng cần đảm bảo an toàn và vệ sinh.
Nước
Mất nước gây cứng phân và gây khó khăn khi đi tiêu. Bạn cùng cần uống nhiều nước hơn khi bạn tăng lượng chất xơ. Lượng nước được khuyến nghị là khoảng 8 cốc/ngày.
Vận động
Bạn đừng ngại sẽ mất mồ hôi, một cuốc đi bộ có thể đẩy mạnh hoạt động đường ruột.
Nói chuyện với bác sĩ
Nếu bạn đang dùng viên bổ sung sắt do thiếu máu, hãy trao đổi với bác sĩ về giải pháp chống “táo”, như đổi viên sắt. Không được ngừng uống sắt vì nó bất lợi cho thai kỳ.
Ngọc Huê (Theo Parents)
- Niềm vui khi mang bầu (11:00:00 13/06/2010)
- Thai 16 tuần tuổi (07:36:00 11/06/2010)
- Làm mát cho bà bầu trong mùa hè (07:47:00 10/06/2010)
- Trà xanh làm giảm hấp thu sắt, axit folic (07:51:00 09/06/2010)
- Ngứa ở chỗ rạn da (07:57:00 08/06/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |