- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
"Tiết lộ" từ kích thước bụng bầu
Nhiều người có mẹo đoán giới tính thai dựa vào bụng bầu của mẹ; chẳng hạn, bụng bầu cao và rộng thì chắc là con gái, bụng bầu thấp và nhô ra thì chắc chắn là sinh con trai.
Đó chỉ là cách “đoán mò”, không có bằng chứng khoa học. Hình dạng thực của bụng bầu bị ảnh hưởng nhiều bởi ngôi thai. Phần lớn trường hợp, bé “chúi” đầu xuống dưới, mặt cũng hướng xuống tử cung mẹ (ngôi thuận). Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ ngôi thai là ngược (có những vị trí khác).
Nếu bé nằm ngang (vị trí ngang) thì bụng bầu của mẹ trông sẽ “bè bè” khác biệt cho đến khi bé quay lại vị trí thuận.
Bụng bầu bé không hẳn là thai nhi nhẹ cân
Việc đánh giá bào thai là to (hay nhỏ) phụ thuộc nhiều vào siêu âm và cách tính toán của bác sĩ chuyên môn. Lúc đó, bé có thể phát triển nhỏ hơn tuổi thai hoặc lớn hơn tuổi thai. Tuy nhiên, cách ước tính này cũng chỉ có tính chất tương đối vì sự chênh lệch ngày thụ thai dự tính và ngày thụ thai thực là khá lớn.
Ảnh hưởng của bụng bầu tới rạn da
Rạn da không chỉ phổ biến trên bụng mà còn xuất hiện ở ngực, lưng, mông, đùi và hông của người mẹ. Khoảng 50% thai phụ bị rạn da dù nguyên nhân cụ thể chưa được làm sáng tỏ. Phần lớn trường hợp, rạn da có liên quan đến sự thay đổi hormone trong thai kỳ và làm giãn các tế bào dưới da.
Rạn da thực sự không phải do kích thước quá lớn của bụng bầu. Nó liên quan đến các collagen và elastin bên trong da. Rạn da có thể chuyển sang màu đỏ và gây ngứa trong thai kỳ. Sau sinh, những vết nhạt thường mất màu hoặc chuyển sang màu trắng bạc, ít rõ ràng.
Rất khó để có thể phòng tránh rạn da khi mang thai. Các loại kem, tinh dầu (như vitamin E) và những loại kem giữ ẩm khác không thể ngăn ngừa hoàn toàn được rạn da. Nhưng chúng làm da bớt khô và giảm được ngứa.
Lưu ý: Kích thước bụng bầu khác nhau với từng người mẹ. So sánh kích cỡ bụng bầu với những người mẹ khác chỉ nên cho vui, không cần quá lo lắng, ngay cả khi bụng bầu của bạn nhỏ (hoặc lớn) hơn của người khác.
Ngọc Huê (Theo Babyzone)
- Thay đổi trong thai kỳ (08:42:00 07/06/2010)
- Các vấn đề về nhau thai (08:02:00 04/06/2010)
- Chống đau lưng cho bà bầu (10:08:00 03/06/2010)
- Chọn trang phục cho quý III (09:00:00 03/06/2010)
- Giải đáp sức khỏe thai kỳ (09:52:00 02/06/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |