Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Các vấn đề về nhau thai

07:42:10 04/06/2010

Nhau thai là một tổ chức độc lập, không đơn giản chỉ là nơi cung cấp dinh dưỡng từ mẹ vào bé, nó giống như chiếc đệm, duy trì môi trường sống, để bào thai phát triển khỏe mạnh.

Nhau thai chuyển máu, oxy, dinh dưỡng và bất kỳ chất gì có trong máu của mẹ vào bào thai. Ngược lại, nó giúp loại bỏ chất thải từ máu của bé tới cơ thể mẹ để cơ thể mẹ tự xử lý. Nhau thai còn sản xuất hormone, bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng và các bệnh có hại.

 

Các vấn đề về nhau thai

Trong nửa sau của thai kỳ, vài rắc rối có thể xảy đến với nhau thai. Một số trường hợp, nhau thai bị hỏng do nhiễm trùng hoặc những cục máu đông. Bất thường này có thể dẫn tới sảy thai, thai chậm phát triển, sinh non, ra máu nhiều khi chuyển dạ. Một số trường hợp, nhau thai bị tuột khỏi thành tử cung, bám quá chặt hoặc bám sai vị trí.

Ra máu âm đạo là dấu hiệu có thể cảnh báo trục trặc ở nhau thai. Hoặc qua siêu âm, khám thai định kỳ, bất thường ở nhau thai cũng được phát hiện.

Nhau thai đứt rời: Nhau thai rời khỏi thành tử cung trước khi sinh, thường là 3 tháng cuối nhưng cũng có khi sớm hơn (tuần thứ 20).

Nguy cơ: Đứt nhau thai làm bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng, gây ra máu cho mẹ và khiến nguy cơ sinh non tăng lên.

Yếu tố làm tăng nguy cơ đứt nhau thai: cao huyết áp không được kiểm soát; thai phụ hút thuốc lá, uống rượu; thai phụ chấn thương bụng; bất thường ở cổ tử cung hoặc dây rốn; ngoài 35 tuổi; chảy ối sớm; thiểu ối.

Triệu chứng: Ra máu âm đạo, đôi khi kèm khó chịu và đau tử cung; đau bụng đột ngột hoặc liên tục.

Chấn đoán và điều trị: Thai phụ nên đi khám và siêu âm. Nếu nhẹ, bác sĩ sẽ cho thúc đẻ sớm (sinh thường hoặc sinh mổ), tránh nguy cơ nhau thai bị đứt nghiêm trọng. Phần lớn trường hợp, thai phụ cần nhập viện để theo dõi.

Nhau thai bám thấp: Nhau thai bao phủ một phần (hoặc tất cả) cổ tử cung.

Nguy cơ: Khi sinh nở, bé sẽ bị chặn lại tại cổ tử cung (không ra bên ngoài được). Cổ tử cung mỏng, bắt đầu giãn ra; các mạch máu nối nhau thai tới tử cung có thể mòn, dẫn đến chảy máu. Nếu chảy máu là nghiêm trọng, xảy ra trong quá trình chuyển dạ thì có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Yếu tố làm tăng nguy cơ: Hút thuốc, dùng chất gây nghiện; có tiền sử phẫu thuật tử cung; có tiền sử nạo phá thai; mang đa thai.

Triệu chứng: Trong một số trường hợp, nhau thai bám thấp không có triệu chứng, chỉ được phát hiện qua siêu âm. Nếu nhau thai bám thấp xảy ra trong nửa đầu thai kỳ, nó rất có thể sẽ tự điều chỉnh. Trong nửa cuối của thai kỳ, dấu hiệu có thể là chảy máu âm đạo, không đau.

Chẩn đoán và điều trị: Bác sĩ sẽ kiểm tra và siêu âm cho bạn. Nếu không ra máu thì không có gì đáng lo, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi mẹ và bé. Thai phụ có thể được điều trị bằng corticosteroid, giúp phổi của bé hoàn thiện, nếu mẹ phải sinh trước tuần 34. Tại tuần 36, bác sĩ có thể kiểm tra nước ối để xem phổi của bé hoàn thiện chưa. Nếu phổi của bé phát triển tốt, thai phụ có thể được đề nghị sinh mổ.

Nếu ra máu không ngừng, người mẹ có thể được thúc sinh. Sinh mổ là cách được áp dụng trong phần lớn trường hợp nhau thai bám thấp vì cổ tử cung đã bị phủ bởi nhau thai.

Nhau thám bám quá chắc: Nhau thai bám quá chắc và quá sâu vào thành tử cung.

Nguy cơ: Sinh non hoặc chảy máu nặng khi chuyển dạ.

Yếu tố tăng nguy cơ: Có tiền sử phẫu thuật tử cung.

Triệu chứng: Chảy máu âm đạo trong quý III.

Chẩn đoán và điều trị: Bác sĩ sẽ tiến hành khám và siêu âm cho thai phụ. Sau đó, có thể chỉ định sinh mổ hoặc phẫu thuật loại bỏ nhau thai.


Ngọc Huê (Theo Parents)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo