- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Rắc rối nhỏ của thai kỳ và cách khắc phục
Nôn do nghén, ra máu hoặc xuất hiện dấu hiệu bị đau lưng, đau đầu là những trục trặc sức khỏe bạn không mong đợi khi mang bầu.
1. Bị ngứa
Cảm giác ngứa ngáy khó chịu đến mức nhiều thai phụ phải tỉnh giấc lúc nửa đêm. Bạn sẽ bị ngứa trầm trọng hơn trong thời tiết nóng bức và mặc trang phục chật.
Khắc phục:
- Tắm bằng nước có độ ấm vừa phải.
- Làm dịu vùng da bị ngứa bằng một loại kem bôi chuyên dụng (hoặc dầu xoa, loại dành cho em bé).
Dấu hiệu cần lo lắng: Sau tuần thứ 28 của thai kỳ, cảm giác bị ngứa vẫn tiếp tục lan rộng. Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan cho bạn.
2. Nôn
Khắc phục:
- Tránh hạ đường huyết bằng cách ăn thành nhiều bữa nhẹ trong ngày và thêm bữa phụ trước khi ngủ 1-2 giờ đồng hồ.
- Có thể nhờ đến phương pháp châm cứu cổ tay nếu cơn buồn nôn không được giải quyết.
Dấu hiệu nên lo lắng:
- Nếu bạn bị nôn thành nhiều lần trong ngày, kèm theo dấu hiệu mất sức, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thuốc chống nôn an toàn cho thai phụ.
- Nếu bạn bị nôn dẫn tới hiện tượng mất nước, bạn cần phải truyền thêm nước trong bệnh viện.
3. Ra máu
Ra máu nhẹ trong khoảng thời gian đầu mang thai thường là triệu chứng phổ biến, không gây hại cho cả mẹ và bé.
Khắc phục:
- Nhiều thai phụ được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng để hạn chế sự ra máu.
- Thỉnh thoảng ra máu là kết quả sau khi giao hợp. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được làm sáng tỏ nhưng phần lớn trường hợp không cần điều trị.
Dấu hiệu nên lo lắng:
- Nếu ra máu nặng đi kèm với cảm giác bị đau, bạn nên nhanh chóng đi khám.
- Một số trường hợp ra máu sẽ dẫn tới sảy thai; lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra nhịp tim thai và siêu âm thai trước khi đưa ra kết luận cuối cùng về tình trạng sức khỏe của bé.
4. Bị phù
Nguyên nhân là do lượng máu và lượng chất lỏng trong cơ thể gia tăng, khiến cho hệ tuần hoàn bị chững lại.
Khắc phục:
- Luyện tập thường xuyên, điển hình là bơi lội.
- Giữ cho đôi chân của bạn luôn năng động thay vì nó phải đứng yên hay ngồi ỳ một chỗ trong thời gian dài.
- Uống đủ nước.
- Không nên đi tất chân quá chật.
Dấu hiệu nên lo lắng: Khi dấu hiệu phù liên quan đến tình trạng tăng huyết áp, nó sẽ kéo theo nguy cơ tiền sản giật.
5. Thai máy
Phần lớn thai phụ cảm nhận những chuyển động của thai từ tuần 16 đến tuần 22 của thai kỳ. Những cảm nhận thai máy ở mỗi người mẹ là khác nhau, cảm giác đạp đầu tiên của bé giống như khi bạn rùng mình hoặc một cơn gió nhẹ.
Dấu hiệu nên lo lắng: Nếu bạn cảm nhận thai máy ít hoặc hầu như không máy, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ sẽ nghe nhịp tim thai với một thiết bị có tên là Doppler.
6. Mệt mỏi
Hầu hết bà bầu phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi ở nhiều cấp độ khác nhau trong suốt thai kỳ, đặc biệt là trong vòng 12 tuần lễ đầu – thời điểm sự trao đổi chất trong cơ thể chưa thích ứng với quá trình mang bầu.
Khắc phục:
- Không nên làm việc quá lâu mà quên ăn.
- Tránh thức ăn và đồ uống nhiều đường.
- Nên nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Cố gắng tập luyện để duy trì sức khỏe và tăng cường tuần hoàn trong cơ thể.
Dấu hiệu nên lo lắng: Nếu tình trạng mệt mỏi không được cải thiện, có liên quan đến những cơn thở ngắn, tim đập nhanh, chóng mặt thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra xem bạn có thiếu máu hay không để chỉ định cho bạn dùng viên sắt.
7. Những cơn đau
Sự phát triển của bào thai cộng với những thay đổi thể chất của mẹ trong thai kỳ gây nên những cơn đau lưng, đau đầu, đau hông…
Khắc phục: Bơi lội, đi bộ hoặc Yoga là những môn thể dục có lợi cho bạn trong việc phòng tránh những cơn đau.
Dấu hiệu nên lo lắng: Nếu bạn bị đau bụng liên tục kèm dấu hiệu chuyển dạ sớm, bạn nên đi khám.
Ngọc Huê (Theo Practingparent)
- Chọn mức tăng cân hợp lý cho bà bầu (19:26:00 28/06/2009)
- Lý do bụng bầu trông nhỏ hoặc to (14:21:00 26/06/2009)
- 8 điều bà bầu không nên quá lo (08:19:00 25/06/2009)
- Tránh nhiễm độc nhựa cho thai phụ (08:22:00 24/06/2009)
- Phòng tiền sản giật bằng thức ăn (09:38:00 23/06/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |