- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguyên nhân gây sinh non
Viêm nhiễm âm đạo, điển hình là nhiễm chlamydia hoặc một số bệnh vùng kín khác đều có liên quan đến nguy cơ sinh non.
Nguyên nhân là do vi khuẩn gây bệnh có khả năng làm yếu lớp màng bao quanh túi nước ối và khiến nó bị vỡ sớm. Ngay cả khi màng ối vẫn còn nguyên thì vi khuẩn gây bệnh vẫn có khả năng di chuyển xuyên qua màng ối, tiếp cận với túi ối.
Bạn nên đi kiểm tra chứng bệnh chlamydia và bệnh lậu trước khi bạn có kế hoạch sinh con. Nếu mắc bệnh, bạn sẽ được các bác sĩ điều trị dứt điểm ngay khi đó.
Nếu phát hiện mắc bệnh trong thai kỳ, bạn cũng có thể được bác sĩ tiến hành xét nghiệm và điều trị bệnh trong quý II hoặc quý III để ngăn ngừa nguy cơ sinh non.
Một số nghiên cứu cho rằng, nhóm thai phụ có tiền sử sinh non sẽ tiếp tục phải đối mặt với hiện tượng này trong lần mang thai kế tiếp; nhưng cũng có một số nghiên cứu không đồng tình với quan điểm trên.
Ảnh: GettyImages. |
Các nguyên nhân khác khiến thai phụ dễ sinh non là:
2. Trục trặc ở nhau thai, như nhau thai bị đứt.
3. Tử cung hoặc cổ tử cung có cấu trúc bất thường: Cổ tử cung ngắn hơn 25mm; Tử cung quá lớn, do mang song thai (đa thai) hoặc do thừa nước ối.
4. Thai phụ mắc một số chứng bệnh có liên quan đến nguy cơ sinh non là: tiểu đường thai kỳ, hen suyễn nặng, bệnh lupus, thiếu máu, bệnh về đường ruột, nhiễm trùng thận, viêm phổi.
5. Thai phụ bị chấn thương vùng bụng cũng làm tăng nguy cơ sinh non.
Những yếu tố tăng nguy cơ sinh non là:
- Mang song thai hoặc đa thai.
- Mang thai ngoài tuổi 35.
- Có tiền sử sinh non.
- Tăng cân quá ít hoặc hầu như không tăng cân trong suốt thai kỳ (bị nhẹ cân ngay từ khi bạn chưa mang bầu).
- Có dấu hiệu ra máu.
- Nghiện thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng chất gây nghiện khi mang thai.
Một số nghiên cứu kết luận, có mối liên quan giữa tần suất stress và tình trạng sinh non ở thai phụ. Khi bị stress trầm trọng, cơ thể sẽ giải phóng ra một loại hormone kích thích cơn co tử cung, gây nên tình trạng sinh non.
Một số nghiên cứu khác kết luận về điều kiện làm việc có khả năng gây sinh non. Theo đó, nhóm thai phụ phải đứng hơn 40 giờ đồng hồ mỗi tuần hoặc tham gia vào những công việc mệt mỏi sẽ có nguy cơ sinh non.
Cuối cùng, một số nghiên cứu cho thấy, có sự góp mặt của yếu tố genes, gây nên tình trạng sinh non. Đó là lý do giải thích vì sao nhóm thai phụ này có nguy cơ sinh non hơn nhóm thai phụ khác.
Ngọc Huê (Theo Babycenter)
- Rắc rối nhỏ của thai kỳ và cách khắc phục (14:42:00 29/06/2009)
- Chọn mức tăng cân hợp lý cho bà bầu (19:26:00 28/06/2009)
- Lý do bụng bầu trông nhỏ hoặc to (14:21:00 26/06/2009)
- 8 điều bà bầu không nên quá lo (08:19:00 25/06/2009)
- Tránh nhiễm độc nhựa cho thai phụ (08:22:00 24/06/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |