- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
8 điều bà bầu không nên quá lo
Bất kỳ một dấu hiệu khác thường xảy đến cũng khiến bà bầu băn khoăn vì sợ ảnh hưởng của nó đến em bé trong bụng; tuy nhiên, cũng có khi sự sợ hãi của người mẹ là hơi thái quá.
Những điều sau, thông thường, không gây hại cho sức khỏe mẹ và bé, thông tin từ Motherandbaby:
1. ‘Tôi không có cảm giác mang bầu’
Nếu không xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi hay buồn nôn (giống các thai phụ khác), bạn cũng không cần lo lắng; bởi vì, không phải cứ buồn nôn trong khoảng thời gian đầu mang thai thì bạn mới mang thai. Trên thực tế, mỗi thai phụ có dấu hiệu nghén (hoặc không bị nghén) khác nhau.
2. ‘Tôi không ăn được vì tôi có cảm giác ốm yếu’
Không nên ám ảnh bởi suy nghĩ, bạn cần ăn cho hai người; thay vào đó, bạn nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày với những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
3. ‘Tôi đã uống rượu trước khi tôi biết mình mang thai’
Mặc dù bác sĩ đã chống chỉ định việc thai phụ sử dụng rượu nhưng nếu chỉ nhấm nháp chút rượu trước khi bạn biết tin mình có thai thì điều đó không gây hại cho bé.
4. ‘Tôi có những cơn đau khó hiểu’
Đau do chuột rút, đau lưng, đau đầu… là những rắc rối sức khỏe mà khá nhiều thai phụ phải đối mặt. Trừ khi những cơn đau khiến bạn không chịu nổi hoặc những cơn đau kèm dấu hiệu ra máu, bạn mới nên lo lắng.
5. ‘Bụng bầu của tôi không phát triển bằng của bạn tôi’
Không có hai cái bụng bầu nào giống hệt nhau, kích thước bụng bầu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như trọng lượng của mẹ, sự phát triển của thai, các múi cơ vòng bụng của mẹ… Nếu bác sĩ cho biết, thai vẫn phát triển tốt thì có nghĩa là bạn không cần phải băn khoăn về bụng bầu.
6. ‘Chuyện yêu sẽ gây hại cho bé’
Nếu không thuộc nhóm thai phụ phải kiêng "chuyện ấy", bạn hoàn toàn có thể yêu trong thai kỳ, trừ khi bạn bị ra máu hoặc xuất hiện những cơn co tử cung.
7. ‘Tôi vừa ăn patê’
Vi khuẩn listerin gây tiêu chảy được tìm thấy trong một số loại patê nhưng với số lượng khá nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tránh patê, phomat mềm, thịt và các loại hải sản chưa chín kỹ.
8. ‘Thỉnh thoảng, tôi không thấy em bé đạp’
Có lúc, bé chuyển động rất mãnh liệt nhưng cũng có khi, bé khá im lìm. Điều này cũng khá bình thường vì bé cũng cần thời gian để ngủ. Khi ấy, bạn sẽ không nhận thấy bé có những cú hích như thường lệ; tuy nhiên, nếu thai máy kém dần (so với những ngày trước), bạn nên đi khám.
Ngọc Huê
- Tránh nhiễm độc nhựa cho thai phụ (08:22:00 24/06/2009)
- Phòng tiền sản giật bằng thức ăn (09:38:00 23/06/2009)
- Bà bầu ngủ ngáy dễ bị tiểu đường (21:23:00 21/06/2009)
- Nguyên nhân, cách phòng chứng khó tiêu (10:10:00 20/06/2009)
- Thích nằm ngửa khi ngủ (09:08:00 19/06/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |