Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Không tinh trùng vẫn có con

08:47:10 31/12/2008

Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y, đã nuôi cấy thành công tinh trùng từ tinh tử để điều trị vô sinh nam giới. Đây là thành tựu lớn của y học Việt Nam khi lần đầu có trẻ được sinh ra nhờ hình thức thụ tinh từ tinh tử.

Quá trình hình thành tinh trùng từ tinh tử

Trong nhiều nguyên nhân vô sinh nam (theo dạng không có tinh trùng) thì phổ biến nhất là bị bệnh quai bị từ nhỏ hoặc khi trưởng thành. Những biến chứng teo tinh hoàn đã khiến chức năng sinh sản tinh trùng của họ bị phá hủy.

Ngoài ra, vô sinh ở nam giới dạng này còn có các nguyên nhân như di truyền bẩm sinh, ảnh hưởng của hoá chất, thuốc, sóng điện từ (nhất là những bà mẹ đang mang thai nhi là con trai).

TS.BS.Lâm cảnh báo: “Tôi đã dự hội nghị về sinh sản và vô sinh lần thứ 64 của Mỹ, có 2 báo cáo mà các chuyên gia công bố kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho biết: bé trai có thể rối loạn sinh tinh nếu bị nhiễm sóng từ điện thoại”.
Ngoài ra, trong quá trình mang thai, nếu người mẹ bị mắc bệnh về nhiễm khuẩn, virus quai bị, rubella thì đứa con cũng có thể bị tác động không tốt.

Theo TS.BS. Quản Hoàng Lâm (GĐ Trung tâm công nghệ phôi, Học viện Quân y), quá trình sinh tinh trùng bình thường trải qua thời gian 2,5 tháng bao gồm những giai đoạn: sinh nguyên bào, tinh bào 1, tinh bào 2, tinh tử và cuối cùng phát triển thành tinh trùng.

Tinh tử chính là những tế bào dạng tròn, chưa có đuôi, chưa di động được. Vì không có đuôi nên tinh tử không thể thụ tinh khiến người đó bị vô sinh.

Các bác sĩ tại Trung tâm công nghệ phôi (Học viện Quân y) đã nghiên cứu và nuôi cấy tinh tử thành tinh trùng trong thời gian 24h. Lúc này tinh tử sẽ có khả năng thụ tinh nếu được tiêm vào trứng của người vợ.

Đau đớn và cũng không đơn giản

Do sức khỏe của tinh trùng được nuôi cấy từ tinh tử kém, nên việc duy trì những tinh trùng đó trong môi trường đông lạnh như ngân hàng tinh trùng là rất khó, tỉ lệ chết cao. Chính vì vậy, các bác sĩ phải dùng tinh tử "tươi" mỗi lần nuôi cấy.

Để có thể lấy được tinh tử "tươi", vợ chồng phải thường xuyên tới trung tâm trong thời gian từ 3-6 tháng. Tại đó, người chồng sẽ được các bác sĩ theo dõi với chế độ đặc biệt như khám, tư vấn, xét nghiệm, dùng thuốc kích thích sinh tinh. Người vợ được uống thuốc kích thích sản xuất nhiều trứng.

 

TS.BS.Quản Hoàng Lâm với 'thành quả" đầu tiên của đề tài nghiên cứu Nuôi cấy tinh tử, tế bào noãn non và phôi túi phục vụ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân. Bé Lưu Ngọc Minh sinh tháng 12/2007 nhờ phương pháp nuôi cấy tinh tử. (Ảnh do TS Lâm cung cấp.)

Ngoài ra, trong thời gian điều trị, vợ chồng vẫn phải sinh hoạt bình thường để việc kích thích sinh tinh được thuận lợi. 

BS Quản Hoàng Lâm cho biết: "Sau khi khám sức khỏe và được chấp nhận, mỗi lần lấy tinh tử "tươi", các bác sĩ phải tiến hành sinh thiết mở tinh hoàn, lấy tế bào dòng tinh để nuôi cấy và đánh giá khả năng thụ tinh của các tế bào này.

Sau khi qua các bước kiểm tra và nuôi cấy, tinh tử sẽ được tiêm vào trứng của người vợ, nuôi dưỡng trong môi trường đặc biệt để thành phôi và cấy vào tử cung người vợ như một lần thụ tinh ống nghiệm bình thường".

Nếu việc thụ tinh thất bại, bác sĩ lại tiến hành lấy lại tinh tử, đảm bảo chất lượng tốt nhất cho việc nuôi cấy. Mặc dù biện pháp này có phần gây đau đớn cho bệnh nhân nhưng do chất lượng tinh trùng yếu, không thể sử dụng tinh trùng đông lạnh.

Tuy nhiên, nếu việc nuôi cấy tinh tử và việc thụ thai thành công, phôi sẽ được đông lạnh để có thể sử dụng cho lần có con sau đó.

Quá trình mang thai của người phụ nữ sau đó hoàn toàn bình thường như những người vợ khác.

Hiện nay, mỗi ca nuôi cấy tinh tử và mang thai từ phương pháp này có kinh phí từ 30-40 triệu đồng.

Thất bại nhiều vì sức khỏe của tinh trùng

TS. Lâm cho biết: "Lý do khiến tỉ lệ có con từ tinh tử thấp nằm ở sức khỏe của các tinh binh".

Tiếp đến, tỉ lệ thành công từ tinh trùng và trứng thành phôi cũng thấp hơn bình thường, nên khả năng thành công của phương pháp này là rất thấp.

Còn đó những câu hỏi

Do thời gian thế giới và Việt Nam làm phương pháp nuôi cấy tinh tử thành tinh trùng còn ngắn (từ 2001) và ít nên vẫn còn nhiều câu hỏi, thắc mắc mà TS.BS Quản Hoàng Lâm chưa thể trả lời.

- Con trai sinh ra từ người bố có tinh trùng yếu phải thụ thai từ nuôi cấy tinh tử có bị "trắng" tinh trùng giống bố hay không?

- Trên thực tế thì ca thành công đầu tiên trên thế giới là 2001, nên chưa có thời gian để trả lời câu hỏi này.

- Có thể bắt đầu từ điểm xuất phát nuôi cấy tinh trùng sớm hơn tinh tử như từ tinh bào 1, tinh bào 2?

- Đối với trường hợp này, Trung tâm vẫn chưa làm được, nhưng không có nghĩa không làm. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn đề vô sinh dạng phức tạp này. Chúng tôi sẽ tiếp tục nuôi cấy từ tế bào gốc sinh tinh và sẽ cho kết quả sớm hơn.

- Tỉ lệ thai nhi thành công từ việc nuôi cấy tinh tử thành tinh trùng bị rủi ro, dị dạng như thế nào?

- Trẻ sinh ra từ thụ tinh nhân tạo bị dị tật chiếm từ 1 đến 2%. Đây cũng là tỉ lệ chung của trẻ em sinh tự nhiên.

Theo thống kê của Trung tâm công nghệ phôi, hiện nay, mới chỉ có 2 trường hợp đã có "sản phẩm" là hai em bé và 10 trường hợp đang mang thai. Trong khi đó, số người đến khám và được xét nghiệm tinh dịch là 300 người, 30 người được chọn để chính thức làm theo phương pháp này.

Trên thế giới, hiện chỉ một vài nước đi theo hướng này trong điều trị vô sinh nam, vì quan điểm của họ không cố gắng duy trì nòi giống từ những tinh trùng kém chất lượng, mà thay vào đó là ngân hàng tinh trùng khỏe mạnh.

Chính vì vậy, việc Trung tâm công nghệ phôi, Học viện Quân y đi theo hướng này, tuy rất hẹp, nhưng lại đem đến niềm hạnh phúc vô bờ cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.

Không còn là 'đồ bỏ đi'

Trung tâm công nghệ phôi (Học viện Quân y) tựng đón nhận một bệnh nhân đặc biệt. Ông là một thương nhân giàu có, đã có 3 đời vợ, nhưng chưa có nổi một mụn con.

Lý do, mặc dù rất khỏe mạnh nhưng chức năng sản sinh tinh binh của cơ thể ông bị rối loạn. Tinh dịch hoàn toàn trong veo, không có lấy một "chiến binh" nào.

Đời vợ đầu tiên, sau một thời gian cưới nhau, đi khám khắp trong nam ngoài bắc, khi biết nguyên nhân vô sinh từ mình, ông đã chủ động chia tay, để người vợ tìm hạnh phúc khác.

Đời vợ thứ 2, ông quyết tâm để vợ đi thụ tinh ống nghiệm, kiếm một mụn con. Nhưng ông vẫn "ấm ức" vì đó không phải là dòng máu của mình. Ông vẫn tìm kiếm cơ hội cho bản thân, nhưng chẳng may vợ ông mất giữa chừng.

Đến đời vợ thứ 3 thì ông biết đến trung tâm này. Mặc dù phải trải qua quá trình kiểm tra, khám chữa bệnh, uống thuốc, theo dõi tới hơn 6 tháng, phải mổ xẻ đau đớn nhưng ông vẫn cần mẫn đi lại, với mong ước cháy lòng được làm một ông bố đích thực.

Anh Lưu Văn Cường, làm nghề tự do ở Bắc Giang, may mắn hơn thương nhân trên, vì sau bao “tủi nhục”, anh đã thành công với phương pháp nuôi cấy tinh tử.

Trước đó, anh đã đi rất nhiều nơi, đông y có, tây y có, nhưng anh tâm sự, ở đâu anh cũng bị "hắt hủi", xem là "đồ bỏ đi" vì cái sự tinh dịch trong như nước mưa của mình.

Anh đã từng vạ vật ở quán nước Bệnh viện phụ sản Trung ương vì tuyệt vọng, từng nằm co ro trên phiến ghế đá ở Bệnh viện Việt Đức vì đau đớn sau một lần chọc hút tìm tinh trùng... nhưng tất cả chỉ là chẩn đoán: Hỏng rồi!

Vậy mà khi gặp các bác sĩ ở đây, anh như được tái sinh lại lần thứ 2, với phương pháp nuôi cấy tinh tử. Đứa con gái mà anh và vợ cùng các bác sĩ ở đây khổ công nuôi cấy, nuôi dưỡng, giờ đã tròn một tuổi.

* Tên bệnh nhân đã được đổi

Theo VTC / Báo Đất Việt

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo