- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Sử dụng trứng an toàn khi mang thai
Trứng sống (trứng đánh kem), trứng lòng đào thực sự không tốt cho bà bầu vì chúng chứa nhiều vi khuẩn samonllena (gây bệnh về đường ruột).
Loại vi khuẩn này có thể sinh sôi trong quá trinh trứng được vận chuyển từ nơi sản xuất, bảo quản trong siêu thị (hoặc các chợ) và vào tới bếp nhà bạn. Tuy nhiên, nếu bạn chú ý tới việc rửa tay khi tiếp xúc với trứng sống (vi khuẩn samonllena cư trú nhiều trên vỏ trứng) và đun nấu thật kỹ thì sẽ tiêu diệt được mầm mống gây bệnh. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh các loại kem, nước sốt, phômai… mà nguyên liệu chủ yếu được làm bằng trứng sống hoặc trứng mới qua sơ chế.
An toàn khi chế biến và sử dụng trứng
- Với món trứng luộc, bạn nên lật đều hai mặt của quả trứng khi nước sôi, đun thêm khoảng 5-7 phút nữa. Nếu đun sôi trứng quá 10 phút, phần bên trong quả trứng sẽ xảy ra các phản ứng hóa học. Trong protein của trứng có chứa nhiều methionine (một loại axit amin thiết yếu). Nếu bị đun nóng trong thời gian dài, chất này sẽ phân hủy thành sunfua, sau đó tiếp tục kết hợp với sắt có trong lòng đỏ trứng tạo thành hợp chất sunfua sắt, làm bạn khó tiêu hóa mà cũng khiến nhiều chất dinh dưỡng khác bị bay mất.
Lưu ý: Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm nước lã sau khi trứng chín để dễ bóc vỏ. Tuy nhiên, cách làm này lại thiếu vệ sinh bởi vì nước lã chứa nhiều vi khuẩn, có thể xâm nhập qua lớp vỏ để vào bên trong quả trứng. Vì vậy, bạn nên dùng nước sôi để nguội ngâm trứng chín thay vì nước lã.
Ngoài ra, nếu muốn trứng dễ bóc, bạn có thể thả chút muối vào nồi khi luộc trứng. Muối ăn vừa có tính sát trùng vừa làm cho màng trứng co lại nên dễ bóc.
- Với món trứng ốp: Bạn nên lật đều hai mặt trứng trên chảo, dùng đũa (hoặc thìa) ấn nhẹ phần lòng đỏ của trứng xem còn lòng đào hay không.
- Với món trứng kho: Bạn cũng nên đảo đều trứng trong nồi để trứng chín đều. Sau đó, bạn đậy vung, để nhỏ lửa và rim trứng trong phòng 5-7 phút.
Lưu ý khi cất trữ và tiếp xúc với trứng
- Bạn không nên để trứng sống bên cạnh những loại thực phẩm khác. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, bạn nên đặt trứng trong một khay riêng biệt. Lưu ý là không nên rửa vỏ trứng sạch trước khi cất vào tủ lạnh. Bởi vì trên lớp vỏ trứng có một lớp màng mỏng bao bọc, nó khiến trứng có độ bóng và độ trơn nhất định. Các lớp màng mỏng này có tác dụng che khít các lỗ thông khí có trên vỏ trứng, vì vậy, nó hạn chế được vi khuẩn, bụi bẩn bên ngoài xâm nhập vào trong quả trứng. Nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng bảo vệ này sẽ mất đi, vi khuẩn dễ xâm nhập nên trứng nhanh bị hỏng.
- Bạn không nên dùng các loại trứng đã quá hạn sử dụng, trứng bị biến màu hoặc biến mùi.
- Bạn nên tránh những quả trứng đã bị dập, vỡ vỏ vì loại trứng này dễ bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong
- Bạn không nên để trứng sống chung rổ (hoặc chung đĩa) đựng các loại thức ăn khác khi nấu nướng cho dù bạn đã rửa rất sạch vỏ trứng.
- Bạn không nên để trứng chung với các loại gia vị như gừng, hành, ớt… vì mùi của những loại thực phẩm này sẽ xâm nhập qua những lỗ thông khí trên vỏ trứng và làm trứng bị biến chất, thậm chí có thể bị ung.
- Bạn nên nhớ rửa tay thật kỹ bằng xà phòng sau mỗi lần chạm vào trứng sống.
Chú ý khi ăn trứng muối
Trứng muối được xếp vào loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao, tuy nhiên, bạn nên thận trọng khi sử dụng nhiều. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, trong quá trình chế biến, các nhà sản xuất đã sử dụng vôi muối hoặc chì để ủ trứng.
Nếu hàm lượng chì trong trứng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, bạn sẽ dễ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng đến gan và thận. Ngoài ra, nếu hàm lượng chì tồn tại lâu trong cơ thể, bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc chì.
Nhóm thai phụ bị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì nên hạn chế món trứng nói chung và trứng muối nói riêng vì chúng chứa nhiều cholesterol.
Liều lượng trứng an toàn cho bà bầu
Một quả trứng gà (hoặc vịt) cung cấp khoảng 13 vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Trứng còn giàu protein và colin (một chất cần cho sự phát triển của não thai nhi). Tuy nhiên, trứng lại chứa nhiều cholesterol nên ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bạn chỉ nên ăn từ 2 đến 4 quả trứng mỗi tuần tùy cách chế biến để bạn cảm thấy ngon miệng nhất.
Ngọc Huê (Theo Pregnancytoday/Babycenter)
- Lưu ý nếu nghén mặn (15:02:00 26/12/2008)
- Thiếu vitamin D dễ sinh khó (20:29:00 25/12/2008)
- Ăn vặt hợp lý để bé được khỏe mạnh (15:17:00 25/12/2008)
- Thuốc chống nấm cho bà bầu (08:29:00 25/12/2008)
- Chế độ nước uống khi 'bầu bí' (15:48:00 24/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |