- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Lưu ý nếu nghén mặn
Thèm các đồ ngọt (hoặc chua) là dấu hiệu phổ biến trong giai đoạn ốm nghén hơn là thèm các đồ ăn mặn. Các bác sĩ gợi ý rằng, chứng thèm ăn mặn là hoàn toàn bình thường nhưng bạn nên lưu ý đến lượng muối nạp vào cơ thể, nếu không, chúng sẽ gây hại cho sức khỏe.
Những mối nguy với bà bầu thích ăn mặn
Một người phụ nữ bình thường tiêu thụ khoảng 1000-2000mg muối/ngày thì đến lúc mang thai, nhu cầu về muối có thể tăng lên 2000-4000mg/ngày.
“Nói vậy, không có nghĩa là bạn cần thêm muối vào khẩu phần ăn. Bởi vì nhu cầu thực phẩm tăng cao khi mang thai sẽ kéo theo lượng muối (chứa trong những loại thực phẩm đó) cũng tăng lên” – Colin Maphill (chuyên gia dinh dưỡng) chia sẻ.
Ảnh: GettyImages.
Nếu chứng thèm ăn mặn không được kiểm soát thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ phù nề (đặc biệt là ở khu vực mắt cá chân, bàn chân) và tình trạng tăng huyết áp bất thường khi mang thai.
Ăn mặn nhiều còn khiến bạn luôn bị khát nước, lượng chất trong cơ thể mất đi sự cân bằng và làm bạn mệt mỏi.
Hơn nữa, thói quen ăn mặn còn làm giảm sự bài tiết của nước bọt, tạo môi trường cho các loại vi trùng sinh sôi trong đường hô hấp. Kết quả, sức đề kháng của niêm mạc miệng sẽ bị yếu nên bạn dễ mắc chứng viêm họng.
Mẹo đối phó với chứng thèm ăn mặn
- Khi thèm nước chanh muối hoặc ăn các loại bánh mặn, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Điều này sẽ kiểm soát được lượng muối natri đưa vào cơ thể bạn một cách từ từ.
- Bạn không nên dự trữ những loại đồ ăn mặn, cay, khô bên người. Thay vào đó, bạn nên mua từng lượng nhỏ một, chia đều cho mỗi ngày và cố gắng ăn đúng khẩu phần đó.
- Bạn nên tăng cường các loại thực phẩm khỏe mạnh khác cho cơ thể như rau xanh, hoa quả tươi. Ví dụ, nếu bạn muốn thêm muối vào nồi cháo (hoặc nồi súp) thì bạn nên thêm vào đó nhiều rau xanh. Rau xanh sẽ giúp bạn dung hòa bớt vị mặn của muối.
Lưu ý: Một số trường hợp phụ nữ nên giảm lượng muối trong khẩu phần ăn giai đoạn này là: Cao huyết áp, sưng phù quá mức, bạn mới trải qua phẫu thuật hoặc bác sĩ chuyên môn yêu cầu bạn phải ăn nhạt. Nguyên nhân - Do hội chứng ốm nghén vào buổi sáng và tình trạng thiếu nước trong cơ thể.
Nhóm thai phụ mắc phải chứng thèm ăn mặn thường ưa chuộng những loại đồ ăn có kèm theo vị chua, cay như ô mai, mứt hoa quả nhiều vị sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn… Tuy nhiên, cũng tương tự những triệu chứng ốm nghén khác, thèm ăn mặn có thể chấm dứt khi bạn bước sang quý II của thai kỳ.
- Do thay đổi hormone khi mang thai.
- Do cơ thể bạn thường dự trữ nhiều nước hơn trong lúc “bầu bí”, bởi vậy mà nhu cầu về muối natri cũng được tăng lên.
- Hoặc có thể do bạn đang thiếu muối trầm trọng – hậu quả của thói quen ăn nhạt trước đó.
Ngọc Huê (Theo Pregnancytoday/Parentconect)
- Thiếu vitamin D dễ sinh khó (20:29:00 25/12/2008)
- Ăn vặt hợp lý để bé được khỏe mạnh (15:17:00 25/12/2008)
- Thuốc chống nấm cho bà bầu (08:29:00 25/12/2008)
- Chế độ nước uống khi 'bầu bí' (15:48:00 24/12/2008)
- Tránh mệt mỏi khi làm việc với máy tính (15:25:00 23/12/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |