- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Các nhân tố tăng nguy cơ sảy thai
Rối loạn rụng trứng; các bệnh béo phì, tiểu đường; mẹ hay chị gái có tiền sử sảy thai; điện giật... đều làm tăng nguy cơ sảy thai của bà mẹ.
Một số dấu hiệu nguy hiểm
- Âm đạo chảy máu: Âm đạo chảy máu ít hay nhiều, thỉnh thoảng hay liên tục đều là dấu hiệu bất thường trong suốt quá trình mang thai.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều bà mẹ có dấu hiệu xuất huyết nhẹ. Nguyên nhân là do, sự thay đổi hormone trong cơ thể bà mẹ khi mang thai. Khi ấy, tình trạng chảy máu âm đạo như vậy, không quá nguy hiểm.
Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho biết tình trạng sảy thai. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
- Các cơn đau: Trước tiên, bạn sẽ thấy vùng xương chậu bị co rút, hơi đau hoặc có các cơn đau dai dẳng vùng bụng, vùng lưng.
Các cơn đau này, sẽ xuất hiện vài tiếng đồng hồ hoặc vài ngày sau khi âm đạo có dấu hiệu bị chảy máu.
Nhóm phụ nữ có nguy cơ sảy thai cao
- Những phụ nữ mang thai ở độ tuổi từ 35 trở lên và những phụ nữ có chồng trên 35 tuổi (đàn ông lớn tuổi dễ gặp phải một số trục trặc về sinh lý, cho nên ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tinh trùng trong quá trình thụ thai).
- Đã từng sảy thai một hoặc nhiều lần trước đó.
- Mắc các chứng bệnh về buồng trứng: Rối loạn rụng trứng hoặc các chứng bệnh về béo phì, tiểu đường cũng làm gia tăng tình trạng sảy thai.
- Mẹ hay chị em gái trong gia đình cũng có tiền sử sảy thai.
- Mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong thời kỳ mang thai.
- Mắc chứng bệnh máu khó đông.
- Cấu trúc tử cung bất thường, ví dụ như tử cung hình chữ T.
- Đã từng mang thai và sinh con có khuyết tật bẩm sinh trước đó.
- Bị ngã, hay có những va chạm mạnh từ bên ngoài.
- Tiếp xúc, sử dụng các loại hóa chất nguy hiểm, độc hại: như thạch tín, xăng dầu, sơn, thuốc nhuộm tóc…
- Uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất chứa nhiều cocain, caffein… trong quá trình mang thai.
- Bị rắn hay một số loại động vật nguy hiểm khác cắn.
- Một số nhân tố khác làm tăng nguy cơ sảy thai ở bà mẹ là: Quan hệ tình dục không đúng cách, vận động, tập thể dục quá mạnh, tiếp xúc với các thiết bị điện không an toàn, có thể bị điện giật…
Ngọc Huê (theo Webmd)
- Chuẩn bị mang thai (14:24:00 23/09/2008)
- Dễ chịu với tháng cuối cùng (14:30:00 20/09/2008)
- 4 chú ý khi chăm sóc vợ bầu (08:10:00 20/09/2008)
- Giúp bà bầu ngủ ngon (14:22:00 19/09/2008)
- Thuốc hỗ trợ phụ nữ hiếm muộn (14:05:00 19/09/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |