Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phân biệt chuyện dạ thật và giả

13:23:10 01/09/2008

Trong suốt quá trình mang thai, tử cung của bạn thường có các cơn co. Vào các tuần cuối, những cơn co này trở nên mạnh hơn khiến bạn nghĩ là mình đang chuyển dạ. Tuy nhiên, hãy phân biệt những cơn chuyển dạ giả và thật để tự tin hơn cho lần “vượt cạn” của mình.

Chuyển dạ giả - Cơn gò Braxton Hicks

Cơn gò Braxton Hicks được miêu tả như sự bóp nghẹt quanh bụng, xuất hiện rồi lại biến mất. Những cơn co này không liên tiếp, không tăng lên khi đi lại và cũng không mạnh lên theo thời gian như lúc bạn chuyển dạ thật.

Nếu những cơn co thắt này làm bạn khó chịu, hãy làm theo hướng dẫn sau:

- Đi dạo: chuyển dạ giả thường hết khi bạn thay đổi vị trí, đứng dậy hay đi dạo.

- Chợp mắt hoặc nghỉ ngơi một lúc.

- Thư giãn.

- Uống nước lọc, nước hoa quả hay trà thảo dược.

- Ăn nhẹ.

- Massage cơ thể. 

Chuyển dạ thực sự

Cảm giác chuyển dạ thực sự của các bà mẹ khác nhau và cũng không giống nhau giữa các lần mang thai. “Đau đẻ” có thể gây ra sự khó chịu, đau lưng hay đau bụng dưới, cùng với sức ép lên xương chậu.

Một số phụ nữ cũng có thể cảm thấy đau hai bên sườn và bắp đùi. Một số người miêu tả cơn chuyển dạ như bị chuột rút mạnh, số khác lại cho rằng nó như cơn đau quặn thắt ruột.

Hãy theo dõi bảng sau để phân biệt cơn gò Braxton Hicks và cơn chuyển dạ thực sự:

Đặc điểm

Chuyển dạ giả  

Chuyển dạ thật

Tần suất xuất hiện

Không thường xuyên và không liên tiếp.

Đều đặn và thường kéo dài 30-70 giây. Càng lúc càng dồn dập hơn.

Sự tăng giảm khi di chuyển

Cơn co thường ngừng khi bạn đi lại hoặc nghỉ ngơi, hay thay đổi tư thế. 

Cơn co không dứt ngay cả khi di chuyển và thay đổi tư thế.

Cường độ

Cơn co lúc đầu có thể dữ dội nhưng sau đó giảm dần đi.

Cơn co mỗi lúc một mạnh hơn.

Vị trí

Cơn co xuất hiện ở phía trước của bụng hoặc vùng xương chậu.

Cơn co bắt đầu ở phía dưới của lưng và chuyển dần ra phía trước bụng.

Nếu bạn gặp những dấu hiệu sau, hãy nhập viện hoặc gọi cho bác sĩ ngay:

- Trong một tiếng đồng hồ, cứ 10 phút hoặc hơn, bạn lại có một cơn co - cảm giác cơ bụng bị bóp chặt, gây đau lưng hoặc đau bụng dưới.

- Thường xuyên bạn có cảm giác co bóp mạnh hay đau ở lưng hoặc bụng dưới.

- Bạn cảm thấy sức ép lên khung chậu hoặc âm đạo.

- Bạn bị chuột rút giống như khi có kinh nguyệt.

- Âm đạo chảy máu.

- Vỡ nước ối.

- Một số triệu chứng giống như bị cúm: buồn nôn, nôn mửa, sôi bụng.

Một số thắc mắc thường gặp

Hỏi: Tôi thỉnh thoảng bị đau một bên dạ dày. Đó có phải đau đẻ không?

Đáp: Có thể đó không phải chuyển dạ thực sự. Những cơn đau dữ dội ở một bên của dạ dày (được gọi là đau xung quanh dây chằng) di chuyển xuống phía háng có thể do dây chằng bị kéo căng để nâng đỡ tử cung của bạn.

Để giảm khó chịu, bạn hãy làm như sau:

- Thử thay đổi tư thế hoặc sự vận động.

- Uống đủ nước (ít nhất 6-8 cốc nước lọc, nước hoa quả hay sữa mỗi ngày).

- Cố gắng nghỉ ngơi.

Hỏi: Tôi rất ngại làm phiền bác sĩ khi chưa chuyển dạ thực sự. Khi nào tôi nên nhập viện?

Đáp: Đừng lo ngại khi gọi cho bác sĩ nếu bạn không chắc chắn về cảm giác của mình. Bác sĩ sẽ cho bạn những chỉ dẫn để xem có đúng là bạn chuyển dạ thực sự hay không. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, tốt nhất là xin ý kiến của bác sĩ.

Các dấu hiệu cần nhập viện:

- Chảy máu đỏ tươi ở âm đạo

- Âm đạo liên tục chảy nước hoặc ẩm ướt, hoặc vỡ ối.

- Cơn co mạnh xảy ra 5 phút một lần trong một tiếng đồng hồ.

- Sự thay đổi dễ nhận thấy trong chuyển động của thai nhi hoặc bạn cảm thấy thai nhi đạp ít hơn 10 lần trong 2 tiếng.

- Bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ nào trước tuần thứ 37 (có thể bạn sẽ sinh sớm).

Diệu Linh (Theo WebMD)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo