Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Kiểm soát thai máy

10:37:10 01/09/2008

Một trong những khoảnh khắc hồi hộp nhất của thai kỳ là khi bạn cảm thấy những cái vỗ nhẹ của thai nhi - chuyển động nhỏ xíu ấy đảm bảo rằng, con bạn đang ngày một lớn lên và bạn thấy gần gũi hơn với sinh linh bé nhỏ trong cơ thể mình.

Những vận động đầu tiên của thai nhi

Thai máy sẽ bắt đầu được các bà mẹ cảm thấy vào giữa tuần 16 và 25 của thai kỳ.

Nếu đây là lần đầu mang thai, có thể bạn sẽ không cảm thấy sự chuyển động ấy cho tới cuối tuần thứ 24. Với lần mang thai thứ hai, một vài bà mẹ bắt đầu thấy con mình đạp sớm nhất vào tuần 13.

Khi đứng hoặc nằm yên một chỗ, bạn dễ dàng cảm nhận được thai máy hơn.

 

Cảm giác thai máy

Các bà mẹ đều miêu tả thai máy tựa như những cánh bướm vỗ trong bụng, giống cảm giác kéo giật mạnh hay chuyển động bất thình lình.

Lúc đầu, thật khó để cảm nhận thai nhi có vận động hay không. Những bà mẹ mang thai lần hai, lần ba thành thục hơn khi phân biệt chuyển động của thai nhi với sự sôi bụng do đầy hơi, đói hay những vận động nội tạng khác.

Vào quý thứ II và III của thai kỳ, thai nhi vận động rõ rệt hơn, bạn có thể cảm thấy những cú đá, cú thọc mạnh và cả những cái huých tay.

Tần suất 'hoạt động' của thai nhi

Theo WebMD, ở những kỳ đầu, có thể bạn chỉ thấy một vài chuyển động nhè nhẹ. Nhưng khi thai nhi đã lớn, thường vào cuối quý thứ II, những lần đạp cũng mạnh hơn và thường xuyên hơn. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vào quý thứ III, bé trong bụng sẽ “hoạt động” khoảng 30 lần mỗi giờ.

Bé dường như vận động vào những thời điểm nhất định trong ngày, xen kẽ giữa những lúc chúng thức và ngủ. Thai nhi thường năng động vào giữa 9 giờ tối và một giờ sáng (ngay khi bạn đang cố gắng đi ngủ) - Điều này còn phụ thuộc vào sự thay đổi của lượng đường trong máu.

Bé có thể đáp lại âm thanh và những cái vuốt ve. Thậm chí, chồng bạn có thể cảm nhận được những cú “đá” của bé vào lưng nếu hai vợ chồng nằm quá gần nhau.

Kiểm soát thai máy

Khi thai nhi bắt đầu vận động thường xuyên (khoảng tuần 28), một số bác sĩ khuyến khích nên ghi dấu những cú “thụi”, “thọc”, “đá” để chắc chắn là thai nhi vẫn phát triển bình thường. Không có bằng chứng khoa học thực sự chứng minh đây là một phương pháp dự đoán chính xác sự phát triển của thai nhi, bởi vậy bạn không được quên đi khám thai thường xuyên.

Tuy nhiên đếm số lần thai máy sẽ giúp bạn có một biểu đồ theo dõi sự chuyển động bình thường của thai nhi. Hãy chọn thời điểm thai nhi năng động nhất (thường là ngay sau khi bạn ăn xong) để bắt đầu đếm. Khi ấy bạn nên ngồi hoặc nằm nghiêng thật thoải mái.

Các bác sĩ sản phụ khoa thuộc Đại học Mỹ khuyên bạn nên tính xem cứ bao lâu thì thai nhi đạp 10 lần (thời gian trung bình là khoảng 2 giờ đồng hồ).

Nếu bạn không thấy con mình đạp đủ 10 lần trong 2 tiếng, hãy thử đếm lại vào ngày hôm sau. Nếu tình hình không thay đổi hoặc thai nhi ít năng động hơn bình thường, hãy đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể kiểm tra một chút về nhịp tim và sự vận động của con bạn.

Trường hợp bạn không cảm thấy thai máy

Trước tuần 25 của thai kỳ mà bạn chưa cảm thấy thai máy hoặc bạn không chắc nó có hoạt động hay không thì cũng đừng quá lo lắng. Khi thai nhi lớn dần lên, bạn sẽ cảm nhận rõ hơn. Bạn cũng nên theo dõi xem lúc nào con mình vận động nhiều nhất. Một vài đứa trẻ hoạt động ít hơn những đứa khác là chuyện bình thường.

Kém hoạt động cũng có thể là con bạn đang ngủ. Bạn sẽ cảm nhận được những cú chòi đạp sau tuần thứ 32 khi thai nhi to lớn hơn và tử cung trở nên quá chật chội đối với bé.

Nếu con bạn bắt đầu chuyển động bình thường mà bạn không đếm đủ 10 lần đạp trong 2 giờ đồng hồ hay sự vận động ấy trở nên chậm hơn một cách rõ rệt, hãy đi khám bác sĩ ngay.

Trình tự vận động của thai nhi

Tuần 12: Con bạn bắt đầu vận động nhưng có thể bạn không cảm thấy gì vì thai nhi mới chỉ dài khoảng 6,5cm.

Tuần 16: Một vài bà mẹ cảm thấy những cái vỗ nhẹ tựa cánh bướm trong bụng mình. Cảm giác có thể do sự đầy hơi hoặc cũng có thể do sự chuyển động của đứa bé.

Tuần 20: Vào thời điểm này, bạn bắt đầu thấy thai máy thực sự.

Tuần 24: Thai nhi nặng khoảng 570g. Lúc này sự vận động của thai nhi đã ổn định. Bạn có thể cảm thấy em bé đang nấc cụt.

Tuần 28: Con bạn chuyển động thường xuyên hơn và đã nặng xấp xỉ 1kg. Một vài cú đạp có thể đủ mạnh khiến bạn đau hoặc khó thở.

Tuần 36: Tử cung của bạn trở nên chật chội và sự chuyển động của em bé dường như chậm lại một chút.

Diệu Linh

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo