Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tuần 36 của thai kỳ

14:27:10 27/05/2008

Bạn đang bước vào những tuần cuối cùng trước khi bé yêu chào đời. Áp lực về việc sinh nở, cùng với sự mệt mỏi của cơ thể làm bạn thấy mình gần như kiệt sức.

 
Ảnh minh họa: Jupiter Images

Sự phát triển của bé

Tuần thứ 33

Tuần này bé nặng khoảng 1,8 – 1,9 kg.

Lớp mỡ tích tụ dưới da đã làm cho da bé từ màu đỏ chuyển sang hồng. Mỡ sẽ tiếp tục tích tụ để giữ ấm cho cơ thể bé khi bé ra đời.

Xương của bé cứng cáp dần lên. Tuy nhiên xương đầu bé vẫn còn mềm và chưa liền hẳn, để tạo điều kiện cho bé chui ra từ bụng mẹ được dễ dàng hơn.

Các nơ ron thần kinh trong não bé rất phát triển, giúp bé hoàn thiện các giác quan của mình. Đặc biệt, con ngươi trong mắt bé đã co giãn được, giúp bé nhận ra được các hình thù.

Những tuần cuối cùng của thai kỳ, bé sẽ tăng cân nhanh. Thông thường, vào thời điểm này, bé cũng đã nằm cố định một vị trí trong tử cung của bạn. Bác sĩ sẽ cho bạn biết, bé đang là ngôi thuận hay ngược nhờ siêu âm.

Tuần thứ 34

Con bạn đang tăng cân rất nhanh. Đến tuần này, bé có thể nặng từ 2,1 – 2,2 kg. Tổng chiều dài cơ thể bé có thể đạt đến 45 cm.

Bé trông bụ bẫm hơn với các lớp mỡ tích tụ dưới da. Da của bé cũng mịn màng hơn trước rất nhiều.

Hệ thần kinh trung ương của bé đã hoàn thiện và phổi của bé cũng đã phát triển gần như toàn vẹn.

Nếu lúc này bạn sinh non, con bạn hoàn toàn có thể tự ổn định cuộc sống mà không cần đến sự trợ giúp của các thiết bị y tế. Cũng có thể, bé sẽ phải thở ôxy trong một vài ngày đầu. Tuy nhiên, sẽ không có vấn đề gì đáng lo lắng cho sức khỏe của bé.

Tuần thứ 35

Tuần này bé nặng khoảng 2,4 kg. Bé trông khá phổng phao, đặc biệt là 2 cánh tay và 2 chân.

Sự tăng trưởng quá nhanh của bé trong giai đoạn này làm cho không gian trong tử cung mẹ trở nên vô cùng chật chội. Vì vậy, bé không còn cử động nhiều như trước, nhưng nếu bé cử động, đó sẽ là những cú đạp rất mạnh.

Đầu của bé, nếu là ngôi thuận, sẽ tựa vào vùng chậu của bạn để chờ chuẩn bị sinh.

Thận của bé đã hoàn thiện. Gan bé cũng có thể xử lý được một số chất thải. Hầu hết các cơ quan chức năng trong cơ thể bé đã hoàn thiện. Trong mấy tuần cuối này, bé yêu của bạn chỉ tập trung vào việc tăng cân.

Tuần thứ 36

Tuần này bé yêu của bạn nặng từ 2,6 – 2,7 kg. Khuôn mặt bé trông khá bầu bĩnh, một phần do các lớp mỡ và một phần do sự phát triển mạnh của các cơ mút.

Các lớp lông tơ và chất gây bao phủ cơ thể bé trong suốt thời gian qua đã gần như sạch hẳn. Các chất này được bé nuốt vào bụng và trở thành phân xu tích tụ trong ruột bé.

Tóc bé có thể mọc dài đến 5 cm. Các móng tay, móng chân của bé cũng rất dài, vì thể bạn có thể sẽ phải cắt móng tay cho bé khi bé được vài tuần tuổi.

Đến cuối tuần này, con bạn sẽ gần như được coi là đủ tháng. Đủ tháng nghĩa là bé được từ 37 – 42 tuần. Tất cả những bé sinh trước 37 tuần là thiếu tháng và sau 42 tuần là già tháng.

Sự thay đổi ở mẹ

Bạn đang bước vào những tuần cuối cùng trước khi sinh. Bạn có thể thấy rất lo lắng và căng thẳng, kèm thêm cơ thể nặng nề… Tất cả những điều này khiến bạn thấy mình như kiệt sức.

Tốc độ tăng trọng của bạn đến tuần thứ 36 có thể giảm xuống và ngừng hẳn vào tuần thứ 38. Nếu tổng trọng lượng tăng cân của bạn là 13 kg trở xuống, bạn sẽ dễ lấy lại trọng lượng ban đầu trước khi mang thai.

Đến những tuần lễ này, bạn vẫn phải đảm bảo hấp thu đầy đủ lượng canxi cho cơ thể. Nếu bé không được cung cấp đủ canxi cho xương của mình, bé có thể lấy canxi từ xương của mẹ, gây ra các bệnh loãng xương và yếu răng ở mẹ.

Càng gần đến ngày sinh, các cơn co tử cung của bạn sẽ càng xuất hiện nhiều. Thêm vào đó, bạn cảm thấy rất mệt, khó ngủ, đau lưng và tăng cân. Lúc này, nếu đang đi làm, tốt nhất là bạn nên xin nghỉ để tĩnh dưỡng. Ngủ trưa hoặc ngủ bất cứ lúc nào trong ngày sẽ làm bạn giảm bớt khó chịu.

Bạn cũng chú ý luôn gác chân lên cao để tránh bị phù chân và giãn tĩnh mạch.

Lo lắng về quá trình sinh đẻ sắp tới cũng tạo nhiều áp lực cho bạn. Tuy nhiên, bạn nên lên kế hoạch về việc sinh nở và chuẩn bị sẵn những gì cần mang theo lúc sinh. Mọi việc sẽ dễ dàng hơn khi bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng.

Thời điểm này cũng rất thích hợp để bạn thống nhất với bác sĩ phương pháp đẻ cho bạn (đẻ thường, đẻ không đau, rạch tầng sinh môn, đẻ mổ…). Nếu cần, bạn và gia đình cũng có thể tham quan trước bệnh viện nơi mình sẽ đẻ và tham khảo các dịch vụ cần thiết.

Mặc dù mỏi mệt, nhưng bạn có thể có hứng thú với những việc dọn dẹp lặt vặt trong nhà. Tuy nhiên bạn nên tránh làm việc quá sức, làm bạn dễ bị sinh non.

Từ tuần 36 trở đi, bạn có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Do đó, bạn nên đi khám bác sĩ mỗi tuần một lần và chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý.

Tiền sản giật:

Tiền sản giật là tình trạng rất nghiêm trọng đối với sản phụ.

Triệu chứng: phù nề đột ngột (đặc biệt là phù mặt), đau bụng, nôn mửa, khó ở, huyết áp cao và nồng độ đạm trong nước tiểu.

Ngay khi gặp phải các triệu chứng trên, bạn cần phải đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức.

 Minh Châu (mevabe.net)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo