Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Dự trữ sắt trước khi mang thai

14:29:00 09/12/2015

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ thiếu sắt do tình trạng mất máu theo các kỳ kinh nguyệt. Trong thai kỳ, thiếu sắt gây thiếu máu và làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi: Thai nhẹ cân; các kỹ năng ngôn ngữ và vận động ở tuổi đi học kém… Để đáp ứng đủ nhu cầu sắt trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cần dự trữ ít nhất 300mg.

Các cách bổ sung sắt trước khi mang thai

a. Thực phẩm tự nhiên giàu sắt: Sắt có chứa nhiều trong:

- Các loại rau: Rau ngót, rau muống, rau cải xoong, cải xanh…

- Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu (thịt càng sẫm màu càng giàu chất sắt; đối với thịt gia cầm thì thịt đùi có hàm lượng sắt cao hơn thịt lườn).

- Lòng đỏ trứng.

 

- Cá biển (các loại cá béo) và động vật thân mềm (sò, trai…).

- Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch và yến mạch.

- Đậu Hà Lan và các loại đậu đỗ.

- Một số loại hạt như hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt bồ đào…

Trong đó sắt trong thịt được hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần. Sự có mặt của các thành phần sắt trong thịt cũng tăng cường sự hấp thu trong rau và ngược lại.

b. Trong trường hợp các bữa ăn thông thường không cung cấp đủ lượng sắt, việc dùng kết hợp thêm với các thực phẩm có bổ sung sắt như Đường, Nước sốt cá, Patê... giúp chủ động đưa lượng sắt vào cơ thể.

c. Tăng cường sự hấp thụ chất sắt

Vitamin C có chứa trong hoa quả giúp cơ thể hấp thụ sắt từ thực vật tốt hơn.

Canxi trong sữa và các đồ uống caphê; trà; coca sẽ làm ngăn chặn việc hấp thụ sắt từ thực phẩm. (Các đồ uống này chỉ nên sử dụng sau bữa ăn 2 giờ đồng hồ)

d. Các chế phẩm sắt (Nên hỏi ý kiến và có sự đồng ý của bác sĩ)

Có 2 phương pháp chính: Sử dụng một tuần liên tục (trong nhiều tháng) hoặc bổ sung hàng ngày (mỗi đợt từ 2 đến 4 tháng)

Việc dùng viên sắt (60 mg) kết hợp thêm với axit folic (250 mg) theo cách thứ nhất giúp phụ nữ cải thiện dự trữ sắt trong cơ thể, giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu do thiếu sẳt trong thời kỳ mang thai, đồng thời giảm tỷ lệ tác dụng phụ gây ra do các chế phẩm sắt, đặc biệt là khi sử dụng kéo dài. Thông thường, sau 3 tháng, tình trạng thiếu máu sẽ chấm dứt, và sau 7 tháng, dự trữ sắt được cải thiện.

Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp thứ nhất (tức là bổ sung sắt mỗi tuần một lần) thì tác dụng phụ của sắt cũng chỉ xảy ra mỗi tuần một lần.

Nếu sử dụng phương pháp thứ hai (bổ sung hàng ngày) sẽ giúp giảm nguy cơ gây thừa sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu.

Thông thường, phương pháp thứ nhất được sử dụng với mục đích dự phòng thiếu sắt, còn phương pháp thứ hai mang tính điều trị là chủ yếu.

Tác dụng phụ của sắt

Sắt có thể gây kích ứng dạ dày, táo bón, rối loạn vị giác và nhuộm đen phân. Tuy nhiên, việc sử dụng các dung dịch đa vitamin và khoáng chất có chứa sắt lại giúp giảm thiểu các tác dụng phụ này.

Thừa sắt

Việc dùng quá liều sắt (một lượng lớn) có thể gây ra các biểu hiện ngộ độc sắt, nhưng những trường hợp này thường ít xảy ra.

Việc bổ sung sắt vượt quá nhu cầu cần thiết của cơ thể phụ nữ trước khi mang thai có thể gây tăng nồng độ sắt tự do trong máu, thừa dự trữ sắt và tăng nồng độ huyết sắc tố trong máu, gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi (gây cản trở quá trình sinh máu bình thường của thai nhi).

Ngoài ra, việc thừa sắt ở các bà mẹ trước khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng đẻ non hoặc thiếu cân, thậm chí là tử vong ở trẻ 1 năm tuổi.

Minh Châu (Tham khảo ý kiến BS Trương Như Ý)

Bình luận
  • Bởi: NGÔ THỊ THÙY NHUNG (04-03-2017 08:55:51 PM)

    mình thấy ăn nhiều nghêu cũng cung cấp rất nhiều sắc
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo