- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Món ăn cho người sa tử cung
Chứng sa tử cung hay còn gọi là sa dạ con. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp do sinh nở nhiều lần làm cho khí huyết hư nhược, các dây chằng tử cung bị nhão mà sinh bệnh. Ngày nay chứng bệnh này ít gặp ở những vùng đô thị mà chủ yếu xuất hiện tại các vùng kinh tế còn nghèo nàn phụ nữ lại sinh đẻ quá nhiều.
Trong chứng bệnh này, theo đông y cũng có những món ăn thuốc có tác dụng hỗ trợ trong trị liệu góp phần làm lành bệnh. Do vậy khi sa tử cung, nhu cầu bồi bổ thường là "bổ hư thăng cử" đồng thời chọn lựa món ăn thuốc thích hợp. Song song cũng nên phối hợp chọn uống các thuốc đông y có tác dụng bổ khí đã chế sẵn như bổ trung ích khí hoàn, quy tỳ hoàn... thì hiệu quả sẽ khả quan hơn.
Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin giới thiệu những món ăn thuốc sử dụng cho chứng tử cung bị sa.
Cháo bổ hư chính khí: Hoàng kỳ 30g, nhân sâm 3g, gạo tẻ 150g, đường trắng một ít. Cho nhân sâm và hoàng kỳ đổ nước sắc lấy nước 2 lần sắc rồi trộn lẫn với nhau, chia đôi nước thuốc sắc này. Mỗi lần cho gạo vào nấu thành cháo thì lấy 1 phần nước thuốc. Nấu cháo làm 2 bữa, sáng sớm và buổi tối mỗi ngày. Khi ăn cho vào cháo ít đường, cần ăn thường xuyên.
Lá hẹ xào bầu dục lợn: Lá hẹ tươi 100g, bầu dục lợn 1 quả, dầu thực vật, muối. Đặt chảo lên bếp, khi chảo nóng đổ dầu thực vật vào, một lát sau mới cho bầu dục đã thái lát đảo đều, bầu dục sắp chín thì mới cho tiếp hẹ đảo qua, nêm ít muối vào là được. Mỗi ngày ăn 1 lần.
Gà hầm thăng ma, hoàng kỳ: Thăng ma 15g, hoàng kỳ 30g, gà mái 1 con, gia vị vừa đủ. Mổ gà làm sạch moi bỏ ruột, cho thăng ma và hoàng kỳ vào bụng gà bỏ vào đồ đựng gà, đổ thêm 500ml nước cùng gia vị, sau cho vào nồi hầm cách thủy đến nhừ là được. Xem đây là một liều được chia ra làm 3 phần, mỗi ngày ăn 1 phần. Cần ăn liền 3 liều như vậy là một liệu trình.
Ruột già lợn hầm ba kích: Ruột già lợn 250g, ba kích 50g, hành, gừng, muối, mì chính. Làm sạch ruột già lợn, sau cho ba kích nhồi vào trong ruột già lợn. Cho vào nồi nêm gia vị và nước, đặt lên bếp nổi to lửa đến sôi sau hạ lửa và hầm đến khi lòng lợn nhừ là được. Cách 1 ngày ăn 1 lần. Cần ăn thường xuyên.
Canh rùa đen: Rùa đen 1 con, cho vào trong nước nóng ấm để thải ra hết bẩn sau đó mới thả dìm vào trong nước sôi, vớt ra làm thịt, bỏ đầu móng. Cho rùa vào nồi đất, đổ nước vừa phải, đặt nồi lên bếp nổi to lửa đến sôi lại hạ lửa nhỏ riu riu hầm đến khi thịt rùa nhừ là được. Mỗi ngày ăn 1 lần. Cần ăn thường xuyên.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống
- Dấu hiệu không tốt khi mang bầu (16:29:00 07/04/2008)
- Phòng ngừa rubella khi mang bầu (09:17:00 07/04/2008)
- Công việc và nghỉ ngơi khi mang bầu (08:42:00 04/04/2008)
- Mẹ căng thẳng, thai nhi dễ đau tim (08:09:00 04/04/2008)
- Phòng bệnh khi mang thai (11:43:00 03/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |