- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Phòng bệnh khi mang thai
Rất khó trả lời chính xác cách phòng bệnh vì có nhiều bệnh mà chúng ta chưa thể phòng ngừa được. Do đó đối với một người chuẩn bị có thai, việc đầu tiên là nên đi khám tổng quát và kiểm tra phụ khoa.
Có rất nhiều người lập gia đình xong, để có thai tự nhiên mà không biết rằng mình bị bệnh tim rất nặng không cho phép để có thai. Có những người đang bị bệnh điều trị, không hỏi bác sĩ tự ngưng thuốc để có thai làm bệnh trầm trọng hơn. Do đó, điều cần thiết cho người phụ nữ sau khi lập gia đình nên có một chương trình khám tổng quát và khám kiểm tra phụ khoa, từ đó lên kế hoạch về việc có thai và chọn lựa phương pháp ngừa thai cho phù hợp.
Hiện tại chúng ta đang có rất nhiều loại thuốc chích ngừa, ví dụ như chích ngừa rubella. Khi bị nhiễm rubella trong thai kỳ sẽ có nguy cơ hư thai, thai bị dị tật bẩm sinh tim, bị điếc... cho nên nếu bị đợt nhiễm rubella cấp khi đang mang thai thì khuyến cáo phải bỏ thai.
Tuy nhiên, có rất nhiều người đã bị nhiễm rubella trước đó, do đó để quyết định chích ngừa cũng phải đi khám để kiểm tra đã bị nhiễm hay chưa. Nếu đã bị nhiễm thì bản thân bệnh nhân đã có kháng thể nên sẽ không bị nhiễm nữa. Nếu chưa nhiễm bệnh có thể chích ngừa nhưng không được có thai ít nhất một tháng sau khi chích (trước đây qui định ba tháng).
Hiện tại, người ta đang khuyến cáo chích ngừa cúm 1 năm một lần, có thể chích trong khi mang thai sẽ làm giảm tần suất bị cảm cúm.
Tóm lại, vấn đề chính là hãy đi khám tổng quát và khám phụ khoa trước khi có ý định có thai. Đó là điều mà tất cả các bác sĩ sản khoa mong muốn nhưng thật ít số thai phụ làm được.
Chồng dùng thuốc ảnh hưởng đến thai phụ không?
Cho tới hiện nay, sự ảnh hưởng của thuốc đến thai nhi chỉ mới được nghiên cứu trong trường hợp người mẹ sử dụng.
Thuốc chia thành bốn nhóm: nhóm A và B an toàn cho thai, nhóm C đã được chứng minh có ảnh hưởng trên động vật nhưng chưa có bằng chứng ảnh hưởng trên con người, và nhóm D là đã có bằng chứng nguy hại. Do đó, nếu người mang thai sử dụng thuốc nhóm C và D cần có sự bàn bạc với bác sĩ để quyết định hướng xử trí.
Cần xác định sớm loại thuốc mà người chồng dùng thuộc nhóm nào... Cũng không nên vội vã quyết định điều gì trước khi đưa thai phụ đi khám bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.
Theo Tuổi Trẻ
- Mang thai vào mùa hè con khỏe mạnh hơn (08:55:00 03/04/2008)
- Chế độ ăn uống của thai phụ (15:08:00 02/04/2008)
- Tía tô chữa động thai (07:47:00 02/04/2008)
- Ngủ ngon khi có bầu (08:51:00 31/03/2008)
- Chăm sóc đôi chân khi mang thai (08:51:00 31/03/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |