- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Phòng trĩ cho thai phụ
>> Nguyên nhân và phòng táo bón
Trĩ được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trực tràng. Nếu mẹ thấy đau, thậm chí là chảy máu vùng hậu môn – trực tràng thì có thể đã bị trĩ.
Nguyên nhân
Khi mang thai, theo từng giai đoạn, thai nhi phát triển ngày càng to (nhất là ở thời kỳ cuối) đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép; các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, tạo thành búi trĩ. Kèm theo đó, vấn đề táo bón ở phụ nữ mang thai cũng thường xuyên xảy ra và kéo dài càng khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.
Mặt khác trong quá trình sinh con, tử cung mở to làm tăng áp lực khoang chậu. Cộng với việc rặn đẻ làm tăng áp lực lên ổ bụng, khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài…
Điều trị
Hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi mang thai và cho con bú. Các sản phẩm này an toàn cho mẹ và em bé vì thành phần chứa các thảo dược thiên nhiên. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ bị trĩ, mẹ bầu nên đi khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thay vì dùng thuốc bừa bãi.
Phòng trĩ khi mang thai
Trước hết trong quá tình mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ bầu nên ăn nhiều rau, củ, quả; hạn chế ăn muối, đường; không sử dụng các thức ăn có chất kích thích… tránh để tình trạng táo bón kéo dài.
Mẹ bầu nên uồng nhiều nước lọc và nước hoa quả nhưng tránh uống trà hay cafe vì chúng có thể làm mẹ bầu mất nước.
Mẹ bầu nên tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục phù hợp. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn, hạn chế táo bón.
Mẹ bầu tránh ngồi quá lâu, nhất là ngồi xổm; thai phụ tránh đứng trong thời gian dài vì sẽ làm tăng mức độ của bệnh trĩ. Nếu công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, mỗi giờ mẹ nên đứng dậy và đi lại khoảng vài phút. Tại nhà, mẹ bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái khi đi ngủ, nằm đọc sách hay xem tivi để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và giúp tăng lưu thông máu từ nửa dưới cơ thể.
Mẹ bầu nên tập thói quen đi vệ sinh mỗi ngày, không được nín, nhịn. Tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Nguyên nhân và phòng táo bón (00:53:00 13/07/2013)
- Massage cho mẹ bầu (13:13:00 11/07/2013)
- 8 bài thể dục hữu ích cho mẹ bầu (13:57:00 10/07/2013)
- Gợi ý những động tác yoga (00:44:00 10/07/2013)
- Lưu ý khi mẹ bầu đi bơi (00:46:00 09/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |