Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nguyên nhân và cách phòng trầm cảm

10:24:10 21/07/2013

>> Bệnh tiết niệu ở mẹ bầu
>> Nguyên nhân và phòng bệnh răng miệng
>> Nguyên nhân và phòng táo bón

Chứng trầm cảm không dễ phát hiện. Nó có thể bị nhầm lẫn với những rắc rối khác khi mang bầu. Tuy nhiên, nếu cảm giác mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, thay đổi cân nặng… vượt ngoài tầm kiểm soát, mẹ bầu nên đi khám sớm.

Dấu hiệu

- Mẹ bầu thường xuyên cảm thấy bồn chồn, dễ cáu kỉnh; buồn chán, tuyệt vọng, xuống sức.

- Mẹ bầu khóc không rõ nguyên nhân.

- Mẹ bầu khó tập trung, hay quên và không thể ra quyết định.

- Mẹ bầu cảm thấy bản thân không còn giá trị; mất hẳn sự quan tâm, thờ ơ với mọi hoạt động quanh mình; cô lập với bạn bè và người thân.

- Các biểu hiện bệnh lý khác cảnh báo nguy cơ trầm cảm bao gồm: Mẹ bầu xuất hiện những cơn đau đầu, đau ngực; nhịp tim đập nhanh mà không có lý do cụ thể; xuất hiện những cơn thở ngắn, nông.

Nguyên nhân

Lượng hormone thay đổi khi mang thai hay những sang chấn tâm lý (như người thân qua đời, tan vỡ gia đình…) làm thay đổi chất hóa học trong não, dẫn tới trầm cảm. Nhiều trường hợp, trầm cảm khi mang thai không tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Yếu tố nguy cơ: Yếu tố nguy cơ lớn nhất của trầm cảm ở thai phụ là tiền sử đã mắc bệnh trầm cảm. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm gia đình có người bị trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực; các bệnh tật không được điều trị tốt khi còn nhỏ; thai phụ có mẹ là phụ nữ đơn thân; có trên 3 con; tiền sử hút thuốc lá; thu nhập thấp; thai phụ tuổi dưới 20; thai phụ không nhận được sự quan tâm đầy đủ của gia đình và xã hội; thai phụ sống trong gia đình có các vấn đề về bạo hành chồng vợ...

Hậu quả

Hậu quả cho bản thân: Trầm cảm trong thời kỳ có thai gây ra nhiều hậu quả xấu như thai phụ không hòa nhập được với cuộc sống đời thường; không tự chăm sóc được bản thân và tiếp cận được các dịch vụ theo dõi, chăm sóc y tế khi có thai; ăn uống không đầy đủ; sử dụng thuốc lá và rượu cũng như các chất kích thích khác và nguy cơ lớn nhất là thai phụ có thể tự sát.

Hậu quả tới con và chồng: Nghiên cứu chứng minh rằng, mắc trầm cảm khi mang bầu làm tăng nguy cơ sảy thai, chuyển dạ sớm và dễ sinh con nhẹ cân. Điều này ảnh hưởng tới tính tình của bé sau khi chào đời và các hành vi của bé khi lớn lên.

Thai phụ bị trầm cảm còn làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh, dẫn tới việc chăm sóc bé sơ sinh không đầy đủ; ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa mẹ và bé, cũng như quan hệ giữa vợ và chồng…

Chẩn đoán

Chẩn đoán trầm cảm ở thai phụ dựa vào các yếu tố nguy cơ mắc trầm cảm và dựa theo bảng các tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm.

Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm ở thai phụ bao gồm:
 
- Tâm trạng buồn bã, chán nản; giảm hoặc mất hứng thú đối với môi trường xung quanh.

- Giảm hoặc tăng cân trên 5% trọng lượng cơ thể trong vòng một tháng, giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn.

- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường.

- Kích thích tăng động hoặc chậm chạp; mệt mỏi hoặc cảm giác hụt hơi, kiệt sức; cảm giác vô dụng hoặc mặc cảm tội lỗi.

- Mất khả năng tập trung, khả năng ra các quyết định; thường xuyên nghĩ về sự chết chóc, có ý nghĩ hoặc kế hoạch tự sát.

Chẩn đoán được đặt ra bởi bác sĩ chuyên môn, khi có ít nhất 5 trong số các triệu chứng kể trên kéo dài trong hai tuần liên tiếp.

Điều trị

Điều trị trầm cảm ở thai phụ cần có sự phối hợp của thầy thuốc chuyên ngành sản khoa, nội khoa, tâm thần, các bác sĩ gia đình. Sản phụ sẽ được tư vấn về các nguy cơ ảnh hưởng của trầm cảm đến sức khỏe của cả mẹ và con, các biện pháp điều trị sẽ được áp dụng.

Thai phụ sẽ được khuyên và áp dụng các biện pháp cai rượu, thuốc lá, loại bỏ thói quen có hại, điều chỉnh lối sống và hành vi trước khi quyết định việc dùng thuốc chống trầm cảm.

Đối với các thể nhẹ, có thể chỉ cần điều trị bằng cách loại bỏ các yếu tố nguy cơ và liệu pháp tâm lý, điều chỉnh hành vi, lối sống.

Khi dùng thuốc chống trầm cảm, một số tác dụng không mong muốn đã được báo cáo như tăng đường huyết, tiền sản giật, các vấn đề về nhau thai, vỡ ối sớm, chảy máu, đẻ non, tăng tỷ lệ mổ đẻ... Như vậy, khi dùng thuốc chống trầm cảm cho thai phụ nhất thiết phải được thầy thuốc chuyên khoa cân nhắc kỹ lợi hại cũng như đáp ứng điều trị của bệnh nhân để chọn phương án tối ưu.

Phòng tránh

Phòng trầm cảm cho thai phụ cần sự quan tâm của gia đình, xã hội và bản thân thai phụ. Thai phụ phải nhận được sự quan tâm đầy đủ về vật chất cũng như tinh thần vì mỗi thay đổi về thể chất cũng như tâm lý người mẹ đều có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Bản thân thai phụ cũng phải biết loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu; biết tự cân bằng trước những tác động tiêu cực về mặt tinh thần.

Thai phụ nên cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Nên hạn chế ôm đồm nhiều việc (nhất là việc cơ quan).

Thai phụ cũng nên tăng cường trò chuyện với chồng, người thân hoặc mẹ bầu khác; chia sẻ với họ những cảm xúc hoặc những mối bất an trong lòng sẽ giúp mẹ bầu cân bằng tâm lý.

Không nên để bản thân rơi vào trạng thái cô đơn trong thời gian dài. Ngay cả khi không có người thân bên cạnh, mẹ bầu cũng có thể tự thư giãn bằng cách dạo bộ, đi mua sắm, ăn hàng…

Nên thường xuyên trao đổi với mẹ của thai phụ. Bà là người gần gũi lại có kinh nghiệm mang thai, sinh nở.

Nếu có điều gì bất ổn xảy đến trong cuộc sống, mẹ bầu nên học cách kiểm soát tinh thần. Nhắc nhở mình rằng, tương lai của em bé trong bụng mới là quan trọng nhất.

Ngay khi có dấu hiệu stress kéo dài, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo