Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nguyên nhân và phòng táo bón

00:33:10 13/07/2013

3 nhóm nguyên nhân chính gây nên chứng táo bón ở thai phụ: do hormone, chế độ ăn uống và sự phát triển của thai nhi.
 
1. Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.

2. Do chế độ ăn uống: Nhiều mẹ bầu "nạp" vào cơ thể quá nhiều chất sắt (nhất là dùng thuốc bổ sung sắt) và điều này là một trong số các “thủ phạm” gây táo bón.

3. Sự phát triển của thai nhi: Sự lớn lên của thai nhi gây chèn ép tới ruột nên mẹ bầu cũng dễ bị táo bón.

Những nguyên nhân khác:
 
- Do lúc mang thai bị ốm nghén, mệt mỏi khiến thai phụ lười đi lại, vận động dẫn đến táo bón.

- Do thời gian đầu có thai kích thích mẹ bầu tiểu nhiều (đặc biệt vào ban đêm) nên nhiều thai phụ ngại uống nước nhiều (sợ phải đi tiểu đêm); cộng với việc bị nôn lúc mang thai, dẫn đến thiếu nước cũng dễ gây táo bón...

- Do uống viên canxi bổ sung: Ngoài dùng viên sắt, mẹ bầu cũng dễ bị táo bón khi bổ sung canxi. Để hấp thụ canxi, cơ thể cần một lượng lớn nước. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ bầu cũng uống đủ; hơn nữa, một phần chất canxi không hấp thu được vào cơ thể, phải thải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

Tác hại

Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do phân và khí đọng lại trong ruột (không bài tiết qua hậu môn được) làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn... Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

Thậm chí, táo bón làm phân rắn, khi đại tiện mẹ bầu phải dùng lực nên dễ sảy thai.

Hơn nữa, khi phân tồn trữ lâu ngày, các chất độc (như phenol, amoniac, indol... trong phân) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

Một số lời khuyên phòng, trị táo bón

Theo bác sĩ chuyên khoa II Trương Thị Thảo (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, TP HCM) có hơn 50% số thai phụ đến khám bác sĩ than phiền về chứng táo bón. Bác sĩ Thảo đưa ra một số lời khuyên cho người mẹ như sau:

Uống nhiều nước: Nước chính là “một loại thuốc nhuận tràng” cực kì thích hợp cho thai phụ.

Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh: Khi nhịn đi vệ sinh, người mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị “táo” (do ruột sẽ hấp thu nước từ phân) và cũng tăng nguy cơ bị trĩ.

Tập thể dục đều đặn: Những bài tập thích hợp cho thai phụ là yoga, đi bộ chậm rãi, bơi… Tập thể dục trong thai kì không chỉ giúp mẹ bầu dễ dàng giảm cân sau khi sinh mà còn khiến việc sinh nở thuận lợi hơn; đồng thời chống lại các triệu chứng bất ổn trong thai kì, trong đó có táo bón.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ trong rau xanh và hoa quả giúp thúc đẩy tiêu hoá, giảm hẳn triệu chứng khó tiêu, táo bón. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý ăn chậm, nhai thật kĩ khi ăn và nên chia nhỏ thành 5-6 bữa / ngày thay vì 3 bữa lớn / ngày.

Massage nhẹ nhàng: Massage đem lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Massage giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa, giảm táo bón.

Tuyệt đối không tự dùng thuốc: Việc dùng thuốc tùy tiện có thể ảnh hưởng xấu tới cả người mẹ và thai nhi. Hãy thận trọng và cân nhắc xem có nên sử dụng thuốc điều trị táo bón không và phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo