Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Phòng viêm màng não mủ ở bé

18:17:18 13/09/2013

Thời tiết giao mùa là điều kiện cho nhiều bệnh lây qua đường hô hấp ở các bé, trong đó nguy hiểm nhất là viêm màng não mủ. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm màng não mủ thường là do một số vi khuẩn; ở bé sơ sinh có thể gặp các vi khuẩn gram âm gây bệnh (như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas). 

Dễ lây qua đường hô hấp: Ở nước ta, nguyên nhân gây viêm màng não mủ ở các bé chủ yếu do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b (Hib) gây ra. Nguy hiểm ở chỗ, vi khuẩn Hib có thể lây truyền dễ dàng từ bé này sang bé khác qua đường hô hấp. Bé mang vi khuẩn Hip khi nói chuyện, hắt hơi, ho có thể lây bệnh cho bé khác thông qua hạt nước bọt bắn ra khi bé nói. Thậm chí, những đồ chơi của bé, nhất là khi bé hay đưa vào miệng ngặm, cắn… cũng có thể lây truyền bệnh.

Thời điểm giao mùa như hiện nay là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn Hip phát triển, nhiều bệnh nhi bị viêm màng não mủ phải nhập viện. Vì tính chất rất dễ lây truyền qua đường hô hấp nên mọi bé đều có thể bị lây nhiễm Hib, nhất là những bé có tiếp xúc nhiều với các bé khác như những bé đi nhà trẻ, mẫu giáo.

Dấu hiệu

Khi bị viêm màng não mủ, bé có các biểu hiện như sốt cao (39-40°C), co giật toàn thân và nôn.

Ở bệnh nhi dưới một tuổi thì bệnh thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện bỏ bú, khóc thét, ngủ li bì; dấu hiệu "cổ mềm", suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết. Trong một số trường hợp, dấu hiệu của bệnh xuất hiện từ từ như lười ăn, sốt vừa; nôn, đi ngoài phân lỏng... 

Bệnh nhi thường sợ ánh sáng nên hay nằm quay mặt vào tường. Có thể xuất hiện ban xuất huyết ngoài da có kích thước to - nhỏ khác nhau, đôi khi có kèm theo hoại tử. 

Dễ nhầm tưởng với bệnh viêm mũi họng thông thường: Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Nhật An (Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung Ương) cho biết, viêm màng não mủ là bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, tùy từng độ tuổi. Bé có thể khởi bệnh với các biểu hiện như sốt cao, chảy nước mũi, ho, tiêu chảy, quấy khóc, nôn trớ. Một số bé lại có thể xuất hiện các dấu hiệu rối loạn tri giác, thị giác… 

Nhiều người mẹ không biết đó là dấu hiệu của viêm màng não mủ và nhầm sang bệnh viêm họng, viêm phổi, tiêu chảy… từ đó tự mua thuốc về cho con uống; kéo dài hàng tuần liền trước khi được đưa đến viện, khiến bác sĩ khó chẩn đoán sớm và chính xác bệnh. 

Phòng bệnh 

Cha mẹ nên chủ động tiêm phòng vaccine cho con. Bé cần tiêm đủ 4 mũi vào các tháng tuổi thứ 2, tháng thứ 3 và tháng thứ 4; sau đó tiêm nhắc lại khi bé được 18-24 tháng để phòng căn bệnh này. 

“Viêm màng não mủ hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Vì thế, khi bé có bất cứ một dấu hiệu bệnh lý nào (dù chỉ là ho, sốt, chảy mũi) cha mẹ cũng cần đưa bé đi khám để loại trừ những bệnh nguy hiểm” - bác sĩ An cảnh báo.

Ngoài ra, việc vệ sinh môi trường sinh hoạt, vui chơi cho bé cũng rất quan trọng. Ngoài việc vệ sinh thân thể, mũi họng cho bé, mẹ cũng cần rửa sạch, phơi khô đồ chơi của bé.

Cha mẹ cần cho bé ăn uống đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Lưu ý: Viêm màng não mủ do nhiễm phế cầu thường để lại di chứng, bé có thể tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo