- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Ngộ độc thủy ngân ở bé
Theo thống kê tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), không ít trường hợp bé nuốt thủy ngân phải nhập viện do sơ cứu ban đầu tại nhà không đúng cách.
Nuốt phải thủy ngân của nhiệt kế
Trong quá trình sử dụng nhiệt kế, khi cha mẹ không để ý, bé có thể cầm lấy chơi rồi cho vào miệng cắn. Nếu cha mẹ phát hiện muộn thì bé có thể đã nuốt hết số thủy ngân có trong nhiệt kế.
Thủy ngân còn có trong máy đo huyết áp, các thiết bị điện, bóng đèn, pin, sơn… Những vật dụng này thường thấy trong gia đình.
Thủy ngân còn có mặt trong các loại thuốc sát trùng, thuốc lợi tiểu, thậm chí thuốc tẩy giun, trong không khí ô nhiễm. Hoặc bé nhiễm thủy ngân do ăn các loại thực phẩm, nhất là cá biển chứa nhiều thủy ngân.
Biểu hiện ngộ độc thủy ngân ở bé
Khi nuốt phải thủy ngân, bé sẽ có biểu hiện ngộ độc như ho, nôn, tím tái, cần được nhập viện kịp thời. Cha mẹ không nên cố móc họng bắt bé nôn vì khi đó, thủy ngân có thể tràn vào phổi, gây viêm phổi, thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương.
Bé còn có thể bị tắc ruột hay viêm ruột vì lượng thủy ngân được hấp thu qua đường ăn uống.
Phòng tránh
Cha mẹ cần luôn trông chừng để bé không gặp phải tai nạn trong sinh hoạt. Không nên để nhiệt kế trong tầm tay với của bé.
Khi nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân tràn trên sàn nhà, cha mẹ cần có cách xử lý đúng. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng đưa bé ra khỏi chỗ có nhiệt kế vỡ. Mẹ cũng cần tránh dẫm vào thủy ngân đề phòng làm vấy bẩn thủy ngân khắp nhà.
Mẹ nên đeo găng tay, khẩu trang và nhanh chóng dọn dẹp sàn nhà. Có thể dùng giấy mềm lau sạch thủy ngân rồi cho vào túi rác, buộc kín. Tiếp đến, cho túi rác vào thùng rác có nắp đậy kín.
Sau đó, mẹ có thể lau sàn nhà bằng nước lau sàn nhà thông thường. Mẹ nhớ mở cửa cho căn phòng để giúp căn phòng thông gió.
Với các loại thuốc trong nhà, mẹ nên bảo quản cao và cẩn thận, tránh để bé với được và cho vào miệng.
Cách ly bé với ngôi nhà mới sơn và những nơi có sơn. Không để bé gặm vành cửa hay đồ vật mới sơn.
Tránh cho bé ăn thực phẩm chứa thủy ngân.
Nên tìm mua cho bé những loại đồ chơi có nguồn gốc rõ ràng, đạt đủ tiêu chuẩn, không nhiễm thủy ngân.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Viêm ruột thừa ở bé (14:27:00 28/10/2013)
- Ẩn tinh hoàn ở bé (14:25:00 28/10/2013)
- Giữ thói quen rửa tay sạch cho bé (15:34:00 24/10/2013)
- Viêm xoang ở bé (15:30:00 24/10/2013)
- Tác hại của khói thuốc lá với bé (15:23:00 24/10/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |