- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Phòng tránh chân vòng kiềng cho bé
Chân vòng kiềng được hiểu là hai gối và xường đùi cong, làm bé khi đứng hai gối không sát vào nhau.
Nguyên nhân
Đa số các bé bị chân vòng kiềng là do có tình trạng về xương như thiếu vitamin D, suy dinh dưỡng, bệnh lý về xương... Một số dị tật ở bàn chân cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến sự lệch trục của khớp gối.
Nhiều nguyên nhân “dân gian” cho rằng chân cong là do bế bé cắp nách sớm, đeo bỉm cho bé từ nhỏ. Tuy đây không phải là những nguyên nhân có căn cứ khoa học, nhưng ai cũng biết rằng xương của bé từ khi nhỏ rất mềm, có thể đàn hồi tốt và có thể vô tình dẫn đến chấn thương xương trong các trường hợp trên mà người lớn không biết.
Chân bé có thể thẳng trở lại
Bé dưới 6 tháng tuổi bị chân vòng kiềng có thể do tư thế nằm ở trong bụng mẹ. Tình trạng này gọi là chân vòng kiềng sinh lý. Ở trường hợp này không cần tác động gì bởi đến một tuổi, chân bé sẽ thẳng. Khi đó, bé vận động và đi nhiều nên xương tự điều chỉnh.
Với những bé lớn mà chân bị cong nhiều, bố mẹ nên nghĩ tới việc cho con đi khám bác sĩ và xin tư vấn về việc phẫu thuật chỉnh trục xương. Vì nếu bé bị chân cong do gối lệch trục vào trong, không chỉ mất thẩm mỹ, bé còn bị đau gối do thoái hóa, dễ bị nguy cơ hỏng khớp gối sớm.
Phòng tránh
Do chân vòng kiềng ở bé liên quan tới các vấn đề về xương nên ngay từ khi mang thai, mẹ nên ăn uống đủ chất, nhất là canxi. Người mẹ cũng nên tắm nắng khi có bầu để bé được hấp thu tốt vitamin D ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Cần tắm nắng cho con, cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt, bổ xung canxi và vitamin đủ liều lượng cho bé.
Tránh không nên cho bé ăn nhiều dễ dẫn tới tình trạng béo phì, tạo “áp lực” với chân của bé.
Theo các bác sĩ, việc nắn chân cho bé hoàn toàn không có tác dụng làm thẳng chân trong trường hợp bé bị chân vòng kiềng. Việc nắm bóp chân này chỉ có tác dụng xoa bóp làm bé dễ chịu hơn.
Không lạm dụng xe tập đi cho bé và không ép bé đứng, đi sớm. Bé biết đi sớm hay muộn hoàn toàn phụ thuộc vào bản năng, sức khoẻ và độ cứng cáp của bé. Việc ép bé đứng, đi sớm sẽ gây những tác hại cho sức khoẻ của bé sau này.
Tổn thương dễ nhận thấy nhất là ở vùng chân hoặc có dáng đi bất thường. Phổ biến là dáng vòng kiềng; chân đi hình chữ X (đầu gối tì vào nhau, hai bàn chân xòe ra ngoài); chữ O (đầu gối khuỳnh ra ngoài) và chữ K (một chân thẳng, một chân cong), bàn chân bẹt... Đây là hậu quả của việc lạm dụng xe tập đi khi bé mới 6-7 tháng tuổi, hay do bố mẹ ép con đi sớm khi thấy bé bắt đầu vịn giường đứng lên. Do hệ xương, gân, cơ, dây chằng chưa phát triển đủ để đáp ứng với việc đi lại, hệ vận động của bé sẽ bị ảnh hưởng xấu, dễ biến dạng xương chân. Đó là chưa kể, việc lạm dụng cho bé sử dụng xe tập đi quá sớm, quá nhiều có thể sẽ làm chậm khả năng biết đứng, biết đi của bé bởi bé đã quen di chuyển mà không cần cố gắng, lười tập đi bằng đôi chân thực sự của mình.
Trường hợp bé bị bất thường về dáng đi như chân cong, bàn chân xoay trong, khó khăn khi ngồi khoanh chân, đi hay bị vấp ngã... cần cho bé đi khám sớm, tốt nhất trước khi bé được 30 tháng tuổi để được điều trị kịp thời.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Nấc ở bé (09:40:00 01/11/2013)
- Bé bị hôi miệng (08:09:00 01/11/2013)
- Ngộ độc thủy ngân ở bé (14:29:00 28/10/2013)
- Viêm ruột thừa ở bé (14:27:00 28/10/2013)
- Ẩn tinh hoàn ở bé (14:25:00 28/10/2013)
|
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |