- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Cách dùng thuốc đường hậu môn cho bé
Thuốc nhét đường hậu môn dùng trong trường hợp bé không thể uống thuốc do bị sốt cao dẫn đến hôn mê, co giật; hay bị nôn trớ; bé dùng các thuốc dễ bị các men tiêu hóa tiêu hủy, làm giảm tác dụng của thuốc...
Trường hợp thường gặp là dùng thuốc hạ sốt (như Paracetamol) dạng viên đạn “nhét” hậu môn cho bé bị sốt cao không dùng đường uống được.
Cách “nhét” (đặt) thuốc đường hậu môn như sau:
- Mẹ cần rửa tay sạch trước tiên.
- Tiếp đến, mẹ tháo bỏ bao thuốc.
- Đặt bé nằm nghiêng một bên ở tư thế gối gập vào bụng.
- Một tay mẹ giữ mông của bé và khẽ vạch vùng hậu môn của bé ra.
- Tay còn lại, mẹ nhẹ nhàng đặt thuốc vào hậu môn của bé (đầu nhọn vào trước) cách hậu môn khoảng 1cm (giúp thuốc hấp thu tốt nhất).
- Khép giữ 2 nếp mông bé để thuốc không rơi ra ngoài trong 2–3 phút.
Lưu ý:
- Trước khi dùng, mẹ nên để thuốc vào đá hay tủ lạnh vài phút để bảo đảm đủ độ cứng, dễ dàng đưa thuốc vào hậu môn, nhiệt độ bảo quản thuốc: dưới 30°C.
- Phải dùng đúng liều, không dùng đồng thời thuốc đặt hậu môn với thuốc uống cùng tác dụng vì sẽ gây quá liều.
- Thuốc đặt hậu môn có hiệu quả tương đương với thuốc uống nhưng thời gian có tác dụng chậm hơn thuốc uống.
- Thuốc đặt hậu môn có thể gây kích ứng trực tràng, gây ngứa tại chỗ, gây tiêu chảy nếu dùng nhiều lần hoặc khoảng cách quá gần.
Không dùng trong trường hợp:
- Bé đang bị tiêu chảy, viêm da vùng hậu môn - trực tràng, hoặc đang chảy máu trực tràng.
- Bé thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng trực tràng ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc.
Ngoài ra, đối với thuốc dùng đường bơm hậu môn (Forlax, Rectiofar) hỗ trợ đi tiêu cho bé khi bé bị táo bón cũng lưu ý khi bơm thuốc vào hậu môn, mẹ phải tuân thủ quy tắc rữa tay sạch, giữ bé ở tư thế dễ bơm thuốc, rồi nhẹ nhàng bơm hết thuốc vào hậu môn bé với liều lượng mỗi lần 1-2 ống (3ml). Đặc biệt, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, tránh lạm dụng thuốc vì thuốc thường mang đến cảm giác khó chịu cho bé và có thể dẫn đến việc bé mất phản xạ đi tiêu tự nhiên.
Theo dược sĩ Lữ Ngọc Thuyền (Khoa Dược, Bệnh viện Nhi Đồng 1)
- Phòng tránh chân vòng kiềng cho bé (14:41:00 01/11/2013)
- Nấc ở bé (09:40:00 01/11/2013)
- Bé bị hôi miệng (08:09:00 01/11/2013)
- Ngộ độc thủy ngân ở bé (14:29:00 28/10/2013)
- Viêm ruột thừa ở bé (14:27:00 28/10/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |