Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tránh nguy hiểm tiềm tàng trong nhà cho bé

14:41:30 08/11/2013

Bé sơ sinh còn quá nhỏ để gặp tai nạn tại nhà. Bé chưa thể nhặt những cúc áo rơi vãi cho vào miệng hay tự trèo ra khỏi cũi. Cũng phải mất nhiều tháng nữa, bé mới bắt đầu chập chững bước lên cầu thang. Tuy nhiên, không bao giờ là quá sớm để tạo môi trường an toàn cho bé mới sinh. Ngay khi bé vừa chào đời, mẹ nên kiểm soát những nguy hiểm tiềm tàng tại gia cho bé.

An toàn khi ngủ

Để giảm nguy cơ hội chứng đột tử khi ngủ ở bé sơ sinh (SIDS), bé sơ sinh nên được đặt nằm ngửa trên đệm chắc chắn. Không bao giờ được đặt bé ngủ ở những chỗ mềm và êm ái như gối người lớn, đồ chơi nhồi bông, chăn da cừu hay chăn bông.

Bộ đồ body (áo liền quần) ấm áp hay túi ngủ là những lựa chọn an toàn hơn chăn vì chúng không phủ lên mặt làm bé bị khó thở. 

Nếu bé ngủ cũi, nên dùng tấm quây cũi. Đệm cũi phải vừa vặn để bé không bi kẹt giữa đệm và cũi. Đảm bảo cũi không có những phần vỡ, hỏng hoặc khoảng hở nào rộng hơn bề mặt lon coca.

Chỗ thay tã an toàn

Nhiều phụ huynh có thói quen thay tã (bỉm) cho con trên giường, ghế sofa… Cho dù bé còn nhỏ thì bé cũng có thể bị ngã từ những bề mặt cao nếu cha mẹ lơ là. Tốt nhất, nên thay bỉm cho bé trên sàn nhà. Hoặc nếu thay trên bề mặt cao thì không bao giờ được để bé lại một mình (chẳng hạn, bỗng dưng có chuông điện thoại).

An toàn khi tắm cho bé

Dù mẹ tắm cho con trong bồn hay chậu tắm thì cũng không bao gờ được để lại bé một mình, dù chỉ một giây. Một khi bé biết ngồi, nhà tắm thực sự là nơi nguy hiểm. Ngoài ra, khá nhiều bé bị tai nạn khi tắm do mẹ lơ đễnh, như rót nước sôi mà quên chưa pha ấm trước khi đặt bé vào chậu tắm.

Những gợi ý khác

- Bỏ những vật nặng hoặc dễ vỡ khỏi tầm tay bé: Loại bỏ khung ảnh, tranh gốm gần giường, cũi bé hay nằm.

- Kê đồ đạc của bé khỏi những chỗ nguy hiểm: Kê cũi của bé cách xa cửa sổ, dây rèm cửa sổ và những thứ treo trên cao để ngăn ngừa bé bị quấn vào cổ hoặc ngã.

- Kiểm tra những đồ đạc không chắn chắn: Hãy kiểm tra những thứ không chắc chắn như tranh treo trên tường, nhất là khi khu vực nhà mẹ hay có động đất.

- Phòng ngã cho mẹ: Khi mẹ bế con, mẹ trượt chân có thể làm bé nguy hiểm. Để phòng ngã cho mẹ, nên dùng đèn ngủ, thảm, rào chặn cầu thang…

- Với bé đã biết nói, nên dạy bé nên hỏi cha mẹ trước khi đưa thứ gì vào miệng.

- Đóng gói bao bì, vặn chặt sản phẩm sau mỗi lần sử dụng.

- Nên mua cây cảnh không độc hại.

9 mối nguy trong nhà dễ chủ quan

Nửa thìa cafe muối cho bé dưới 1 tuổi hoặc một môi canh muối (cho bé 1-2 tuổi) có thể làm tổn thương hệ thần kinh trung ương của bé.

Còn 8 độc tố dễ gặp còn lại mà hầu hết người lớn chủ quan khi ở nhà là:

2. Nước súc miệng: Nhiều nhãn hiệu nước súc miệng có chứa cồn. Mà cồn ảnh hưởng đáng kể đến các bé cho dù chỉ với số lượng nhỏ. Nó gây sụt giảm nhanh lượng đường trong máu, buồn ngủ, động kinh, thậm chí tử vong.

Các sản phẩm gia dụng khác chứa cồn gồm nước hoa, nước dưỡng sau khi cạo râu, rượu, một số loại thuốc ho, cảm lạnh.

3. Tinh dầu dành cho bé (baby oil): Loại này tương tự như xăng dầu, chất đánh bóng gỗ, nước rửa kính... Khi nuốt phải những chất này, chúng dễ dàng đi xuống phổi của bé. Chỉ một lượng nhỏ có thể gây viêm phổi trong vài tiếng đồng hồ. Dung dịch này còn lan ở bề mặt bên trong của phổi, cản trở oxy vào máu.

4. Mật ong: Không nên cho bé dưới 1 tuổi dùng mật ong. Vì mật ong chứa các bào tử vi khuẩn có thể gây ngộ độc cho bé – một triệu chứng hiếm nhưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.

5. Cây cảnh: Cây cảnh trong nhà có thể không an toàn như mẹ nghĩ. Một số cây cảnh có hoa, lá chứa chất độc, có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng; chẳng hạn, một số loài có chứa oxalat (tinh thể nhỏ mà khi bỏ vào miệng) gây đau đớn và viêm. Cây trúc đào nổi tiếng là đẹp nhưng lại độc hại, gồm cả nhựa mủ, hoa, thậm chí là khói khi đốt cây trúc đào. Trong thực tế, một chiếc lá của hoa nếu nuốt phải có thể gây tử vong.

6. Thuốc lá: Thuốc lá chứa nicotine, đủ để gây nguy hiểm cho các bé. Nếu bé nhai điếu thuốc lá hay tàn thuốc, có thể dẫn tới đổ mồ hôi, nôn, co giật.

7. Pin cúc áo, pin tiểu: Pin được dùng trong đồng hồ, các loại đồ chơi, máy móc. Nếu bé nuốt phải, pin sẽ dính ở cổ họng hay dạ dày, gây bỏng nặng vì hóa chất của pin rò rỉ ra ngoài.

8. Nước máy ô nhiễm: Nước sinh hoạt bị ô nhiễm (nhất là nước từ giếng) có thể là chuyện nghiêm trọng với sức khỏe bé. Các chuyên gia khuyến cáo, nguồn nước cần được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần vì nước có thể chứa nitrat, tổng chất rắn hòa tan và vi khuẩn coliform.

9. Thuốc bổ sung sắt: Mặc dù bổ sung viên sắt là an toàn cho người lớn nhưng phải tuân thủ hướng dẫn trên nhãn. Nếu uống phải thuốc bổ sung sắt của cha mẹ, bé có thể nguy hiểm đến tính mạng (tùy thuộc lượng thuốc và cân nặng của bé).

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo