- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Sàng lọc thính lực sau sinh
Nhiều bệnh viện phụ sản đã tiến hành khám sàng lọc thính lực cho bé ngay sau khi đẻ, thông thường là trước khi ra viện.
Cách thực hiện
Bác sĩ dùng cách đo lường âm thanh thoát ra từ ốc tai, thực hiện khi bé đang ngủ, khoảng 5-8 phút.
Nếu kết quả khám trong lần đầu không có vấn đề gì là thính lực của bé là bình thường. Nếu có vấn đề, bé cần được kiểm tra lại sau một tháng và có thể sẽ được khuyến cáo chuyển tới bác sĩ chuyên khoa thính lực làm các kiểm tra chuyên sâu hơn.
Tuy nhiên, nếu bé có vấn đề trong lần khám đầu không có nghĩa là bé bị điếc. Nguyên nhân có thể do bé có nhiều dịch ối trong ống tai hoặc dịch ối đọng trong khoang tai giữa (sau màng nhĩ). Hoặc do tiếng động bên ngoài quá mạnh; bé khóc hay bé cử động trong quá trình thử nghiệm.
Quá trình kiểm tra không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Đối tượng
Tất cả các bé sơ sinh, giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời trong trường hợp bé có bất thường. Đây là biện pháp vô cùng hữu hiệu để bảo vệ sức nghe cho bé.
Một số bé có nguy cơ mất thính lực cao hơn những bé khác, bao gồm:
- Những người mẹ mắc một số bệnh lý khi mang thai: nhiễm cytomegalovirus, rubella (sởi Đức), giang mai, herpes, toxoplasmosis, tiền sử gia đình có người mất thính lực.
- Người mẹ có tiếp xúc hay sử dụng các thuốc, ví dụ các kháng sinh mạnh điều trị nhiễm khuẩn thuộc nhoma aminoglycosides (gentamycin, kanamycin), hóa liệu pháp chống ung thư, hoặc hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến thính lực.
- Bé sinh non hoặc sinh nhẹ cân, có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ, và phải thông khí hỗ trợ kéo dài.
- Bé bị vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não, bé có chỉ số Apgar sau đẻ thấp bất thường cấu trúc ở đầu, mặt, cấu trúc bất thường của tai ngoài và tai giữa.
Tuy nhiên, ngay cả những bé không có các yếu tố nguy cơ này, vẫn có khả năng mất thính lực, vì thế chương trình sàng lọc cần áp dụng cho mọi bé sơ sinh trước khi ra viện về nhà.
Tỷ lệ bé sơ sinh bị mất thính lực còn khá cao
Mất thính lực (giảm khả năng nghe hoặc điếc) là một trong những rối loạn thường gặp nhất so với các rối loạn khác đang được sàng lọc rộng rãi (như thiếu máu hồng cầu liềm, thiếu men G6PD, phenylketonuria hay suy giáp trạng bẩm sinh). Mất thính lực có thể gặp với tỷ lệ 3-4 bé trên 1.000 bé sơ sinh, cao nhất có thể là 1-2 bé trên 100 bé sơ sinh.
Hậu quả nếu phát hiện muộn
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Nghĩa (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - đơn vị tiên phong áp dụng chương trình sàng lọc thính lực sau sinh), những bé được phát hiện muộn (2-3 tuổi) có thể phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn về ngôn ngữ và nhận thức. Nhưng nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, những bé này hoàn toàn có khả năng hồi phục.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Chỉ số Apgar ở bé (08:49:00 05/12/2013)
- Băng huyết sau sinh (15:17:00 01/12/2013)
- Tiểu cầu thấp ở thai phụ (16:36:00 26/11/2013)
- Canxi hóa bánh nhau cuối thai kỳ (16:31:00 26/11/2013)
- Trước khi có thai, tôi nên tiêm phòng gì (15:02:00 19/11/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |