- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Chỉ số Apgar ở bé
Ngay khi vừa chào đời, bác sĩ đã tiến hành kiểm tra chỉ số Apgar cho bé. Apgar bao gồm một chuỗi các yếu tố như nhịp tim, nhịp thở, tình trạng hoạt động của tay, chân… Kết quả sẽ giúp bác sĩ quyết định xem liệu bé có cần chăm sóc đặc biệt nào không.
Tìm hiểu về Apgar
Apgar là tên viết tắt của 5 yếu tố trong tiếng Anh gồm: Activity (đo hoạt động chân tay), Pulse (đo nhịp tim), Grimace (đo phản ứng cơ thể khi bị kích thích), Appearance (đo màu sắc cơ thể) và Respiratin (đo nhịp thở). Dưới đây là cách ước lượng các chỉ số theo thang điểm từ 0 đến 2:
Đo hoạt động chân, tay:
0: Không cử động.
1: Cử động một chút ở chân và tay.
2: Cử động tốt.
Đo nhịp tim:
0: Không thấy đập.
1: Đập dưới 100 nhịp/phút.
2: Ít nhất 100 nhịp/phút.
Đo phản ứng cơ thể trước một kích thích:
0: Không có phản ứng.
1: Có biểu hiện nhăn nhó.
2: Có biểu hiện nhăn nhó, ho, hắt hơi và quay đầu.
Đo màu sắc cơ thể:
0: Toàn cơ thể có màu xám xanh hoặc hơi tái.
1: Có màu xanh ở tay hoặc chân.
2: Cơ thể có màu sắc tốt.
Đo nhịp thở:
0: Không thở.
1: Khóc yếu, thở bất thường và chậm.
2: Khóc tốt, nhịp thở ổn định.
Ý nghĩa của chỉ số: Ở mỗi mục trên, bé được cho điểm từ 0 đến 2. Cộng lại cả 5 mục, có điểm tối đa là 10, còn gọi là chỉ số Apgar.
- Nếu chỉ số của bé trong khoảng 7-10 là tốt.
- Nếu chỉ số trong khoảng 4-6 thì bé cần được trợ giúp để thở.
- Nếu chỉ số dưới 3, bé cần các biện pháp cấp cứu kịp thời để tỉnh lại.
Lưu ý: Chỉ số này thường được đánh giá sau 1 phút bé chào đời và 5 phút sau sẽ được tiến hành đo lại. Nếu điểm 5 phút dưới 7, có thể lặp lại mỗi 5 phút cho đến 20 phút.
Điểm Apgar 1 phút thấp có thể cho biết bé cần chăm sóc ngay về mặt y khoa nhưng không nhất thiết báo hiệu sẽ có vấn đề sức khoẻ lâu dài, đặc biệt là khi có cải thiện lúc 5 phút.
Nếu chỉ số Apgar dưới 3 vào những thời điểm sau (5-10-20 phút), bé có nguy cơ bị tổn thương thần kinh lâu dài.
Chỉ số Apgar hiếm khi đạt 10 điểm vì bé thường bị tím tái thoáng qua sau sinh.
Với bé sinh non, sinh mổ thì chỉ số Apgar có thể dao động chút ít.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Băng huyết sau sinh (15:17:00 01/12/2013)
- Tiểu cầu thấp ở thai phụ (16:36:00 26/11/2013)
- Canxi hóa bánh nhau cuối thai kỳ (16:31:00 26/11/2013)
- Trước khi có thai, tôi nên tiêm phòng gì (15:02:00 19/11/2013)
- Bị sốt nhẹ và nổi nốt đỏ ở lưng, có phải tôi mắc thủy đậu? (15:01:00 19/11/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |