- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Các mũi tiêm phòng trước mang thai
Trước khi có ý định mang thai, người mẹ nên đi tiêm phòng. Các mũi tiêm phòng trước mang thai hiện nay phổ biến gồm tiêm phòng cúm, mũi tiêm tổng hợp (phòng sởi – quai bị - rubella), tiêm phòng thủy đậu, viêm gan…
Tần suất các mũi tiêm
Mũi tiêm phòng cúm: Có thể tiêm mỗi năm một lần để giảm 70% nguy cơ mắc cúm, đặc biệt với phụ nữ mang thai.
Mũi 3 trong 1: Chỉ cần tiêm một lần hoặc 5 năm sau tiêm nhắc lại lần nữa.
Mũi thủy đậu: Không cần tiêm nếu người mẹ đã từng chắc chắn bị thủy đậu trước đó. Khi ấy, người mẹ đã có miễn dịch với thủy đậu nên không cần tiêm phòng nữa.
Ngoài ra, mẹ nên nhờ cán bộ tiêm phòng tư vấn về các mũi tiêm phòng viêm gan, viêm màng não… trước khi có ý định mang thai.
Địa điểm tiêm phòng
Người mẹ có thể đến các cơ sở y tế của thành phố, quận/huyện, các trung tâm tiêm chủng quốc tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Trung tâm y tế dự phòng thành phố... Tại đây, các cán bộ y tế sẽ tư vấn cho mẹ các mũi tiêm trước mang thai.
Thời gian tiêm phòng
Khoảng 3-6 tháng trước khi mang thai, người mẹ nên đi tiêm phòng. Sau đó, hỏi cán bộ tiêm phòng về việc “kiêng” có thai sau tiêm.. Các mũi tiêm thông thường phải “kiêng” có thai khoảng 3 tháng sau đó.
Nếu có thai trong khoảng thời gian “kiêng”: Nếu tiêm chủng xong mà chưa đủ thời gian kiêng cữ đã có thai, mẹ nên nhanh chóng đi khám thai và nhờ bác sĩ tư vấn. Mẹ cần đưa sổ tiêm chủng, trình bày kỹ càng vấn đề của mình với bác sĩ để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Chi phí tham khảo cho các mũi tiêm
Chi phí cho các mũi tiêm phòng trước mang thai có thể dao động ở từng nơi tiêm. Chẳng hạn, ở các dịch vụ tiêm chủng quốc tế chi phí cho một mũi tiêm phòng sẽ đắt hơn ở các trung tâm y tế dự phòng thành phố…
Mẹ có thể tham khảo các mức giá cho các mũi tiêm phòng như sau:
- Mũi tổng hợp (sởi – quai bị - rubella): 130.000-160.000 đồng/mũi. Nếu chỉ tiêm một mũi rubella thì phí là khoảng 70-90.000 đồng.
- Mũi phòng cúm: 180.000-210.000 đồng/mũi.
Hậu quả của các bệnh nếu không tiêm phòng
Rubella: Mẹ mắc rubella trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ có thể gây dị tật thai, sảy thai, sinh non.
Thủy đậu: 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ mắc thủy đậu thì khả năng bé bị dị tật là rất cao. Các dị tật của thủy đậu ở thai bao gồm liệt chân tay, dị dạng hình thể… Ngoài ra, mẹ mắc thủy đậu còn có thể truyền virus gây bệnh này sang con trong quá trình sinh nở.
Cúm: Các triệu chứng của cúm như hắt hơi, ho, sốt… nhiều mẹ nghĩ là không ảnh hưởng gì tới bào thai. Tất nhiên, không phải người mẹ nào mắc cúm cũng gây dị tật cho bé. Tuy nhiên các bác sĩ khuyên mẹ nên tiêm phòng cúm trước mang thai để có sức khỏe tốt nhất trong thai kỳ.
Viêm gan: Đặc biệt là viêm gan B có thể khiến người mẹ tăng nguy cơ mắc ung thư gan.
Ngọc Huê
- Thực phẩm chống lạnh cho mẹ bầu (10:06:00 09/12/2013)
- Cách phòng và trị cúm tự nhiên mùa đông (09:58:00 09/12/2013)
- Lưu trú trong viện sau sinh (09:36:00 09/12/2013)
- Chăm sóc bé 30 phút đầu đời (09:50:00 05/12/2013)
- Sàng lọc thính lực sau sinh (09:42:00 05/12/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |