- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Huyết áp thấp khi mang bầu
So với huyết áp cao, huyết áp thấp không nguy hiểm và cũng không phổ biến bằng. Tuy nhiên, huyết áp thấp thường dẫn tới hiện tượng hoa mắt - chóng mặt; ở mức độ nặng, nó sẽ khiến thai phụ bị ngã, gây nên chấn thương cho bản thân và em bé trong bụng.
Nguy cơ tiếp theo khi huyết áp thấp là bị mất nước. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai.
Thời tiết nóng bức sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp và bị mất nước cho thai phụ. Ngoài ra, nếu phải đứng lâu, thai phụ cũng dễ bị chóng mặt do tụt huyết áp
Trong thời gian mang thai, máu có xu hướng dồn xuống phía chân, ít lưu thông lên não. Nếu đột ngột nằm xuống hay đứng dậy, thai phụ sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt.
Huyết áp thấp còn liên quan đến những trục trặc ở thị giác như nhìn mờ.
Điều trị
Huyết áp thấp trong thai kỳ có thể (hoặc không cần) điều trị bằng thuốc. Biện pháp khắc phục huyết áp thấp còn tùy thuộc vào nguy cơ sức khỏe của nó với thai phụ; chẳng hạn, nếu thai phụ bị mất nước thì sẽ được chỉ định truyền nước.
Ngăn ngừa
Những gợi ý sau sẽ giúp mẹ phòng tránh được mối nguy với huyết áp thấp:
- Với tư thế nằm, nên nằm nghiêng về một bên thay vì nằm ngửa. Nằm nghiêng sẽ khiến dây thần kinh hông và vùng lưng dưới không bị đau.
- Nếu bị chóng mặt, nên nhanh chóng ngồi xuống cho đến khi ngừng cảm giác hoa mắt. Nên dứng dậy một cách từ từ.
- Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là nước lọc.
- Duy trì chế độ luyện tập hàng ngày. Các nghiên cứu chứng minh, luyện tập thường xuyên có tác dụng duy trì huyết áp ổn định.
- Nên dự trữ đồ ăn vặt bên mình để tránh bị đói đến mức hạ đường huyết.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu huyết áp thấp
Mẹ bầu bị huyết áp thấp do thiếu máu cần tăng cường thực phẩm giàu sắt như thịt, sữa, tôm, cá... nhằm tăng lưu lượng máu cung cấp cho tim và huyết áp. Ngoài 3 bữa chính, mẹ bầu nên duy trì 2-3 bữa phụ mỗi ngày để đủ dinh dưỡng và không bị hạ đường huyết.
Những thực phẩm nên hạn chế:
Cà chua: Do cà chua có tác dụng hạ huyết áp nên không thích hợp với mẹ bầu có huyết áp thấp.
Táo mèo: Tuyệt đối nên tránh khi mang thai vì có liên quan tới sảy thai. Dù táo mèo có tác dụng hạ huyết áp.
Hạt dẻ, dưa chuột hay sữa ong chúa: Cũng có tác dụng giảm huyết áp.
Nước ép từ nửa quả chanh pha với một cốc nước lọc mỗi ngày một lần (trong ba ngày) có tác dụng làm giảm huyết áp. Nên mẹ bầu huyết áp thấp nên tránh.
Duy trì ổn định huyết áp trong thai kỳ
Để ổn định huyết áp khi mang thai, mẹ bầu nên:
- Tập thể dục thường xuyên.
- Duy trì, cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh, chứa nhiều rau quả.
- Protein rất quan trọng trong việc phòng ngừa sản giật, mẹ cần ít nhất 80g protein hàng ngày. Tuy nhiên, cần hạn chế thịt đỏ vì nó có thể khiến mẹ mắc huyết áp thấp, hãy chắc chắn mẹ nhận được protein từ các nguồn khác.
- Muối ăn giúp tăng hương vị cho món ăn; vì thế, không cần loại bỏ muối khỏi chế độ ăn uống của mẹ nhưng cũng không được ăn quá mặn.
- Tránh căng thẳng.
Ngọc Huê
- Chóng mặt và ngất khi mang bầu (14:28:00 17/01/2014)
- Sâu răng và mòn răng ở mẹ bầu (20:23:00 14/01/2014)
- Bệnh nha chu ở mẹ bầu (20:12:00 14/01/2014)
- Nguyên nhân viêm lợi và cách phòng tránh (19:30:00 14/01/2014)
- Tiêm uốn ván trong thai kỳ (16:17:00 13/01/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |