Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Sâu răng và mòn răng ở mẹ bầu

20:17:10 14/01/2014

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu rất dễ mắc các bệnh về răng miệng, trong đó có sâu răng và mòn răng.

Sâu răng

Nguyên nhân: Sâu răng trong thai kỳ có thể là do mẹ bầu hay nôn (và buồn nôn), nhất là từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ.

Ngoài ra, các thay đổi sinh lý  khi mang thai gồm thèm đồ ngọt, hay ăn vặt... cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

Triệu chứng:

- Đau, ê, buốt khi ăn đồ nóng - lạnh hay đánh răng.

- Có những chấm đen hay nhìn (chọc) thấy lỗ sâu trên răng.

Dấu hiệu khác của sâu răng có thể là tiết nước bọt liên tục: Một số thai phụ xuất hiện dấu hiệu tăng tiết nước bọt liên tục, đặc biệt là khi buồn nôn - đây gọi là chứng ứa nước bọt (một biểu hiện khó chịu của chứng nghén buổi sáng).

Các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác cho chứng tiết nước bọt liên tục ở giai đoạn đầu thai kỳ. Nguyên nhân vẫn được cho là do sự thay đổi hormone thai nghén. Cảm giác buồn nôn cũng khiến phản xạ nuốt bị kém đi, làm nước bọt bị dồn ứ trong khoang miệng.

Tiết nhiều nước bọt có liên quan đến chứng ợ nóng – một trong những dấu hiệu thường gặp khi mang bầu. Khi axit ở dạ dày bị đẩy ngược lên phía thực quản, nó sẽ gây nên những cơn ợ nóng. Phần axit dự trữ ở thực quản cũng góp phần thúc đẩy tuyến nước bọt sản xuất nhiều nước bọt hơn.

Các nguyên nhân khác gây nên tình trạng tăng tiết nước bọt liên tục là: Mẹ bầu bị sâu răng hoặc mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn đường miệng; mẹ bầu sử dụng một số loại thuốc; bạn hút thuốc lá…

Phòng bệnh sâu răng:

- Mẹ bầu nên chải răng đều đặn 2 lần mỗi ngày.

- Nên dùng bàn chải lông mềm và chải răng đúng cách theo chiều dọc. Chải mặt ngoài, mặt trong răng và mặt nhai của răng. Mẹ bầu nên cầm bàn chải quay 450º về phía lợi. Mẹ bầu cần chải kỹ cả phần chân răng, rìa lợi.

- Thỉnh thoảng, mẹ bầu có thể súc miệng bằng nước chè loãng vì nước chè có nhiều flo, tốt cho răng. Tuy nhiên, trong chè cũng có nhiều caffein nên mẹ bầu không nên dùng để uống thường xuyên.

- Mẹ bầu nên hạn chế đồ ăn ngọt. Đồ ăn ngọt như bánh, kẹo có thể gây tăng cân quá mức và làm mẹ bầu bị sâu răng. Nếu có ăn vặt thì nên súc miệng ngay sau khi ăn.

Thực phẩm phòng sâu răng:

Mẹ bầu nên tăng cường những thực phẩm sau vì chúng có tác dụng phòng sâu răng trong thai kỳ:

- Các món nhiều canxi như sữa, fromage, beurre...

- Rau củ quả nhiều chất xơ kích thích tiết nước bọt, chống sâu răng.

- Thực phẩm giàu vitamin B như ngũ cốc, bánh mỳ... giúp giữ răng, lợi khỏe mạnh.

Điều trị sâu răng:

Khi nghi ngờ bị sâu răng, mẹ bầu cần đi khám nha sĩ ngay. Việc điều trị sâu răng an toàn trong thời gian mang thai sẽ được bác sĩ chỉ định với từng trường hợp cụ thể. Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc chữa sâu răng, kể cả đó là các loại thuốc Đông y.

Mẹ bầu cần đi điều trị sớm, không được đợi bị đau mới chữa.

Mòn răng

Mòn răng cũng hay gặp ở thai phụ do mẹ bầu hay bị nôn, dẫn tới làm mòn bề mặt răng (vì trong dịch dạ dày có tính axit cao).

Phòng mòn răng: Sau khi bị nôn, mẹ bầu không nên đánh răng ngay. Mẹ bầu cần súc miệng với nước lọc. Sau đó, có thể uống thêm ít sữa ấm vì các chất có trong sữa giúp trung hòa axit có trong dịch bị nôn.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo