- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
-
Ăn uống đủ chất, tăng cân hợp lý là điều quan trọng để tránh sinh non.
-
Quan niệm 'Nhau thai bám thấp không thể tự dịch chuyển lên trên' là ...
-
Mẹ bầu nên duy trì chế độ dinh dưỡng nhiều hoa quả tươi để tăng cường hệ miễn ...
Chứng hay quên ở mẹ bầu
Nhiều phụ nữ thấy họ mắc chứng hay quên vào những thời điểm khác nhau của thai kỳ. Đừng quá lo lắng về điều này bởi mang thai không chỉ làm thay đổi thể chất mà còn ảnh hưởng đến bộ não của mẹ bầu.
Theo nghiên cứu, khoảng 68% thai phụ hay quên, 54% thường cảm thấy khó tập trung (nhất là với những phần việc mới). Chứng hay quên còn tiếp tục trong vòng 1 năm sau sinh vì khi ấy, người mẹ tiếp tục khó ngủ.
Nguyên nhân
Mẹ bầu có thể hay quên chỗ đặt chìa khóa khiến người nhà luôn phải nhắc nhở. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ có thể là nguyên nhân; chẳng hạn, hormone progesterone gây mệt mỏi trong quý I (0-12 tuần đầu) và mệt mỏi gây nên chứng mất trí nhớ tạm thời.
Tâm trạng khi mang bầu có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Nhiều thai phụ thấy hay quên nhất ở quý I và quý III của thai kỳ. Quý I là do thay đổi cơ thể và sự kiệt sức khi mới mang bầu. Quý cuối cùng là do mẹ bầu khó ngủ, lo lắng về sinh nở, sức khỏe của bé…
Đối phó với chứng hay quên khi mang bầu
- Giấc ngủ là yếu tố nòng cốt giúp mẹ bầu cải thiện trí nhớ. Ngủ đủ giúp mẹ bầu đánh bại mệt mỏi ở quý I; vì thế, hãy lên giường sớm hơn, loại bỏ lo âu, ăn uống khỏe mạnh, không dùng những chất gây khó ngủ. Giấc ngủ sẽ khó khăn hơn ở giai đoạn cuối. Lúc này, mẹ bầu có thể dùng những chiếc gối nâng đỡ bụng bầu khi ngủ. Nếu mẹ bầu bị tiểu rắt, hãy giảm uống nước sau 6h tối nhưng cần uống đủ nước trong ngày để tránh mất nước – yếu tố khiến trí nhớ giảm sút. Tránh caffein trong các đồ uống như cafe, soda (caffein lợi tiểu nên làm mẹ bầu mất nước nhanh hơn).
- Hãy viết ra những thông tin quan trọng cần nhớ (chẳng hạn một cuộc hẹn, lịch khám thai kế tiếp, ngày tiêm chủng của mẹ bầu…) lên một cái bảng, nơi mẹ bầu nhìn thấy hàng ngày. Dùng bút và sổ tay ghi nhớ sự kiện khi mẹ bầu ra ngoài. Hoặc mẹ bầu có thể lưu ghi nhớ vào điện thoại di động, máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác…
Món ăn giúp cải thiện trí nhớ:
Trứng gà: Trứng chứa nhiều choline, lecithin cũng như các loại vitamin A, B, D và các nguyên tố vi lượng (photpho, magie, natri, kali…). Đặc biệt, vitamin B12 trong trứng gà có tác dụng tăng cường trí nhớ.
Nấm: Rất giàu kẽm, magie, thiếc, molybdelum, vitamin A, B3 nên nấm là món ăn giúp tăng cường và ghi nhớ.
Táo tây: Nhiều vitamin B, C, E… giúp tăng cường oxy lên não và tăng khả năng ghi nhớ cho mẹ bầu.
Nho và dâu tây: Cùng với táo, nho và dâu tây cũng là hai loại quả cần thiết cho trí não.
Ngọc Huê (tổng hợp)
- Đau vai, gáy khi mang bầu (17:17:00 19/01/2014)
- Đau, nhức đầu khi mang thai (20:41:00 17/01/2014)
- Cao huyết áp ở mẹ bầu (20:22:00 17/01/2014)
- Huyết áp thấp khi mang bầu (14:30:00 17/01/2014)
- Chóng mặt và ngất khi mang bầu (14:28:00 17/01/2014)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |