Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Bầm tím trên da ở bé

09:40:10 05/02/2014

Vết bầm tím trên da ở bé thường là do chấn thương, ngã hay va chạm.

Những bé có làn da trắng dễ bị bầm tím và nhìn rõ vết bầm tím hơn những bé có da ngăm đen. Khi vết bầm nhạt, nó chuyển sang màu nâu rồi xanh hoặc hơi vàng.

Những vết bầm tím ở bé thường tập trung ở đầu gối, bắp tay, bắp chân, đùi…

Mức độ nghiêm trọng

Thông thường, các vết bầm tím do va chạm sẽ tự hết vài ngày mà mẹ không phải lo lắng. Tùy vào vết bầm nên thời gian tan vết bầm là nhanh hay chậm. Có những vết bầm ở bé phải mất nửa tháng mới tan hết.

Tuy nhiên, vết bầm tím trên da bé có thể cảnh báo bệnh nghiêm trọng là bệnh bạch cầu hay bệnh ưa chảy máu.

Trường hợp cha mẹ nên lưu ý: Nếu bé xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân; vết bầm tan đi rồi lại tái phát… thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra máu để phát hiện bệnh ở bé.

Xử trí khi bé bị bầm tím

Nếu bé bị bầm nhẹ, mẹ không cần làm gì, chỉ động viên trấn an bé. Một vài ngày, vết bầm tự tan.

Nếu bé bị bầm tím nặng, đau, mẹ có thể dùng một chiếc khăn nhúng nước lạnh, vắt hơi ráo nước rồi chườm cho bé. Nên chườm ngay sau khi bé bị chấn thương để giảm đau, giảm chảy máu cho bé.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo