Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tránh hóc, nghẹn khi bé tự ăn

10:26:10 14/02/2014

Hóc, nghẹn thức ăn ở bé là tai nạn khá thường gặp. Khi bé bị hóc, nghẹn thức ăn, bé có thể bị biến chứng ngạt thở, thiếu oxy lên não hay xẹp phổi… Đặc biệt, khi mẹ để bé tự ăn, thiếu giám sát thì nguy cơ hóc, nghẹn ở bé càng cao.

Chọn đồ ăn bốc phù hợp

Khoảng 8-9 tháng, bé có thể ăn bốc thành thạo. Ở giai đoạn này, mẹ nên chọn đồ ăn bốc mềm, thái hạt lựu nhỏ cho bé.

Chẳng hạn, chuối chín, quả bơ thái miếng nhỏ. Carrot luộc thái miếng nhỏ, nấu nhừ. Đậu phụ thái miếng hạt lựu…

Tránh 9 món bé dễ nghẹn

Nho, carrot, các loại hạt…đứng đầu danh sách các món gây hóc, nghẹn cho bé.

1. Bánh mỳ kẹp xúc xích: Xúc xích là một trong số những món ăn gây nghẹt thở phổ biến cho bé. Để giảm rủi ro, nên cắt xúc xích thành những lát dài, theo chiều dọc; tiếp túc cắt chúng ra thành những khối hạt lựu rất nhỏ.

2. Carrot: Để bé an toàn khi ăn carrot, bạn nên thái carrot thành những khối hạt lựu rất nhỏ hoặc nấu cùng với ít nước, cho tới khi carrot mềm nhừ, tạo thành hỗn hợp sệt, mịn.

3. Táo: Táo và những loại quả nên được cắt thành những khối nhỏ thay vì để bé gặm cả quả. Hoặc nấu chín táo cho tới khi thành hỗn hợp loãng, mịn.

4. Nho: Nho nên được cắt tối thiểu làm ¼ trước khi cho bé ăn. Nên loại bỏ hạt nho.

5. Hạt: Kích thước và hình dạng của các loại hạt là mối nguy hiểm tuyệt đối cho các bé, nhất là khi ăn nguyên hạt. Bởi thế nên tránh.

6. Bơ lạc (bơ đậu phộng): Một cục lớn bơ lạc có thể làm bé nghẹt thở. Cách an toàn khi cho bé ăn bơ lạc là phết bơ thành lớp mỏng trên bánh mỳ hay bánh quy giòn. Hoặc trộn bơ với đồ uống. Ngoài ra, bơ lạc còn tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng cho bé nên cần thận trọng.

7. Kẹo dẻo: Thức ăn mềm thế này dễ dàng mắc lại trong cổ họng của bé, gây nghẹn. Và đó là lý do an toàn để tránh cho bé ăn kẹo dẻo.

8. Kẹo cao su hoặc kẹo cứng: Không nên cho bé ăn kẹo cao su hay kẹo cứng. Bé có thể bị nghẹn kẹo khi cười, khi thở hoặc khi cố gắng nuốt toàn bộ.

9. Bỏng ngô: Kích thước và hình dạng bỏng ngô rất dễ làm bé bị hóc, nghẹt thở. Nên tránh món này cho bé.

Xử trí khi bé sặc thức ăn

Khi bé bị sặc, trước tiên cần giữ bé trong tư thế mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn thân; sau đó, vỗ mạnh nhiều lần vào giữa hai xương bả vai của bé.

Với những bé lớn hơn có thể đặt nằm sấp trên đầu gối của mẹ.

Nếu cách này không được, hãy để bé ngồi vào lòng mẹ, lưng áp ngực mẹ. Một tay mẹ đỡ bé, tay kia nắm thành quả đấm rồi ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của bé, hướng lên trên. 

Sau khi lấy đi dị vật, bé không thở lại được bình thưởng thì cần làm hô hấp nhân tạo. Còn nếu sau khi đã sơ cứu vẫn không thể lấy ra được dị vật thì cần nhanh chóng chuyển bé tới cơ sở y tế để xử trí.

Ngọc Huê (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo