- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Mẹo trị ngạt mũi cho bé
Ngạt mũi làm bé thấy rất khó chịu và bị kích thích cả ngày lẫn đêm. Ngạt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt nhưng mẹ có thể tự mình ‘điều trị’ cho con dễ dàng.
Trong khi điều trị ngạt mũi của bé, hãy nhớ rằng bé còn quá nhỏ để lạm dụng thuốc hay các biện pháp thô bạo.
Xông hơi
Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục ngạt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu (xô) và bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.
Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
Nước muối sinh lý nhỏ mũi
Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa ngạt mũi cho bé. Mẹ có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc mẹ tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà. Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, mẹ chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được.
Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Trong khi nhỏ xong một bên mũi, nên lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.
Dụng cụ hút mũi
Khi bé bị sổ mũi hay ngạt mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi (dạng ống cao su hoặc dạng 2 vòi thông nhau) để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch khiến bé thở, ăn và ngủ ngon hơn.
Bên cạnh ống hút mũi, mẹ cần mua nước nhỏ mũi dạng muối sinh lý để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc mẹ tự pha ở nhà theo tỷ lệ ¼ thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi, nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.
Cách dùng ống hút mũi dạng bầu: Bé có thể không chịu “hợp tác” nhưng dụng cụ hút mũi này thường không gây đau. Tốt nhất nên hút mũi cho bé trước khi ăn, vì việc kích thích ở mũi khi đã ăn no có thể làm bé bị nôn trớ.
Bắt đầu bằng cách cho bé nằm trong lòng mẹ, với đầu của bé kê trên hai đầu gối mẹ, chân chống vào bụng mẹ, để đầu bé hơi ngửa ra đằng sau. Nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi và giữ nguyên đầu bé ở tư thế đó trong khoảng 10 giây. Lau mũi nhẹ nhàng cho bé sau khi nhỏ nước muối.
Bóp nhẹ bầu ống hút mũi để tạo chân không, sau đó nhẹ nhàng đưa đầu ống hút vào một bên mũi của bé. Từ từ thả bầu ống ra để hút dịch trong mũi. Nhấc ống ra bên ngoài, bóp bầu ống để dịch mũi chảy ra ngoài, sau đó lau vào khăn giấy. Lau sạch đầu ống hút mũi và lặp lại cách trên cho bên mũi còn lại.
Nếu bé còn ngạt mũi trong 5-10 phút sau đó, nhỏ nước mũi sinh lý một lần nữa và tiếp tục hút mũi. Tuy nhiên, không được hút mũi cho con quá 2-3 lần mỗi ngày vì làm như thế sẽ kích thích niêm mạc mũi. Đồng thời, mẹ cũng không nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé quá 4 lần/ngày vì sẽ làm khô mũi và khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Lau chùi dụng cụ hút mũi: Rửa sạch dụng cụ hút mũi cho bé với nước ấm và dung dịch cọ rửa. Xả lại thật nhiều lần với nước ấm sạch. Có thể tháo đầu ống hút để cọ rửa sâu bên trong bầu ống. Cuối cùng, để ống hút ở nơi khô ráo và sạch sẽ. Khi ống hút đã khô, có thể cho vào lọ thủy tinh sạch, khô để cất.
Những mẹo khác
Do mũi bị tắc, bé sẽ phải hít thở qua miệng. Điều này có thể gây mất nước cho cơ thể của bé và do đó, mẹ nên cho bé ăn với thực phẩm nhiều nước và nước hoa quả khi bé bị ngạt mũi.
Bé có thể hốt hoảng vì ngạt mũi, vì thế, bé cần được mẹ quan tâm, săn sóc. Hãy giúp bé được thư giãn.
Luôn luôn quấn bé với chăn ấm khi bé ngạt mũi, nhất là khi trời lạnh.
Lưu ý: Các giải pháp được liệt kê ở trên có thể được sử dụng cho các bé ở mọi lứa tuổi.
Ngạt mũi ở bé có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng... Nếu các biện pháp khắc phục ngạt mũi cho bé kể trên không phát huy hiệu quả, mẹ nên cho con đi khám. Ngạt mũi phức tạp phải được bác sĩ kê thuốc chữa.
Ngọc Huê
- Bé hay giật mình khi ngủ (15:45:00 05/03/2014)
- Viêm thanh quản ở bé (16:01:00 03/03/2014)
- Tìm hiểu virus hợp bào hô hấp ở bé (15:49:00 03/03/2014)
- Phòng 3 bệnh bé dễ mắc khi trời nồm (15:15:00 03/03/2014)
- Bệnh vẩy nến ở bé (15:32:00 25/02/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |