- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé 1-2 tuổi rất thích ném đồ vào bồn cầu...
-
Không để ý đến cân nặng của bé, không hiểu các thành phần chính của thuốc là ...
-
Bé bị nôn mửa thường xuyên, tiêu chảy, vừa tiêm phòng đều không nên tắm.
-
Khi mẹ trang điểm đậm thì tránh gần con...
-
Thổi bong bóng, cho bé xem vòi nước chảy hay cho bé xem gương... sẽ khiến bé ...
-
Cho bé dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng ...
Tìm hiểu virus hợp bào hô hấp ở bé
Virus hợp bào hô hấp (Respiratory syncytial virus- RSV) là một virus phổ biến và rất dễ lây nhiễm qua đường hô hấp của hầu hết các bé dưới 2 tuổi. Thời tiết đầu xuân cũng là thời điểm RSV lây lan nhanh chóng.
RSV thường gây cảm cho bé nhưng cũng có khi gây bệnh nặng hơn như viêm tiểu phế quản, viêm phổi…
Những bé có nguy cơ nhiễm RSV cao
Bất kể bé nào cũng có nguy cơ nhiễm RSV nhưng nhóm bé dưới đây dễ bị nhiễm loại virus này hơn cả:
- Bé sinh non.
- Bé dưới 2 tuổi có tiền sử bệnh tim, phổi.
- Bé có hệ miễn dịch suy yếu do bệnh.
- Bé dưới 10 tuần tuổi. Bé sơ sinh.
Các triệu chứng của RSV
Triệu chứng RSV giống như khi bé bị cảm, bao gồm ho và sổ mũi, kéo dài một đến hai tuần. Khi bé có các triệu chứng sau, mẹ cần đưa bé đi khám ngay:
- Khó thở.
- Sốt cao.
- Ho ra đờm vàng, xanh.
- Bỏ bú, bỏ ăn.
- Mất nước gồm khóc không ra nước mặt, nước tiểu ít, da khô.
Phòng chống RSV
RSV lây lan dễ dàng khi bé cách tiếp xúc với người bệnh hoặc các bề mặt bị nhiễm virus. Mẹ hãy tuân thủ các gợi ý sau để phòng virus cho con:
- Mẹ và bé rửa tay thường xuyên, nhất là khi vừa tiếp xúc với người bị cảm.
- Vệ sinh vật dụng, nhà cửa thường xuyên.
- Không hôn bé khi mẹ đang bị cảm.
- Cách ly bé khỏi đám đông.
- Không để bé ở môi trường có khói thuốc lá, thuốc lào.
Phương pháp điều trị RSV
Nếu bé bị nhiễm RSV nhẹ thì việc chăm sóc tại nhà là đủ cho bé. Mẹ nên:
- Hút mũi cho con bằng dụng cụ hút mũi sạch.
- Nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý.
- Nếu bé bị sốt thì mẹ cần hạ sốt cho bé.
- Với bé có triệu chứng khó thở, sốt cao, bỏ bú… cần nhập viện thì bác sĩ có thể phải cho bé truyền dịch tĩnh mạch, thở oxy, dùng các loại thuốc làm mở đường thở…
Ngọc Huê
- Phòng 3 bệnh bé dễ mắc khi trời nồm (15:15:00 03/03/2014)
- Bệnh vẩy nến ở bé (15:32:00 25/02/2014)
- Nguyên nhân và mẹo trị ho cho bé (14:40:00 25/02/2014)
- Dấu hiệu cảnh báo bé mắc tiểu đường loại 1 (15:34:00 20/02/2014)
- Phòng 5 chứng bệnh phổ biến ở bé (15:14:00 20/02/2014)
|
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |