- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Đối phó với căng sữa
>> Phòng nhiễm trùng sơ sinh
>> Viêm phế quản ở bé sơ sinh
Sau sinh khoảng 3-5 ngày, phần lớn người mẹ đều có cảm giác căng tức ngực. Căng ngực bình thường có thể chuyển sang căng sữa nếu mẹ không cho bé bú đủ hoặc không vắt sữa làm ngực bị căng.
Dấu hiệu
Khi căng sữa không giảm, bầu vú mẹ cứng dần và căng bóng. Người mẹ có thể bị đau ở vú và sốt nhẹ. Ngoài ra, người mẹ có thể bị tắc các ống sữa và viêm nhiễm tuyến vú, dẫn tới mất sữa.
Đối phó với căng sữa
- Mẹ nên chọn áo ngực nâng đỡ tốt vì nó không gây áp lực lên bầu ngực.
- Nên cho bé bú thường xuyên. Nên cho bé sơ sinh bú tối thiểu 10 lần mỗi ngày, kể cả vào ban đêm.
- Cho bé bú đều hai bên. Không nên giới hạn thời gian cho bé bú, nên để bé bú ít nhất khoảng 10-15 phút mỗi bên để bé bú được lớp sữa cuối.
- Nên thay đổi tư thế mỗi lần cho bé bú để kích thích tăng tiết sữa.
- Có thể hỏi bác sĩ dùng paracetamol giảm đau.
Trước khi cho bé bú: Dùng túi chườm ấm hoặc tắm vòi hoa sen ấm trước khi cho con bú, giúp tăng tiết sữa, giảm căng ngực. Hoặc mẹ xoa bóp nhẹ nhàng hai bên bầu vú rồi mới cho con bú. Mẹ cũng có thể vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy để làm mềm tuyến vú. Nếu dùng máy vắt sữa chạy điện thì nên để ở chế độ nhỏ rồi tăng dần khi thấy sữa chảy ra. Tuy nhiên, nên ngừng vắt sữa khi mẹ bị đau hay không chịu nổi.
Sau khi cho con bú: Nếu mẹ vẫn còn cảm giác bị căng sau khi cho bé bú, hãy thử:
- Chắc chắn rằng, mẹ đã cho bé bú đúng tư thế. Cho bé bú đều hai bên.
- Mẹ cũng có thể dùng túi nước đá hay túi rau lạnh tự làm (để túi rau vào tủ lạnh khoảng 20 phút trước đó) để đắp bầu vú và dưới cánh tay sau mỗi lần cho con bú. Nên đặt một chiếc khăn mỏng lên da rồi mới đắp túi nước đá hay túi rau lạnh.
- Nếu tuyến vú còn căng đau thì nên vắt sữa khoảng 5 phút để lấy hết cặn sữa. Cách này giúp bầu vú mềm hơn.
Hỏi – đáp về căng sữa
- Tại sao ngực tôi căng, đau nhiều?
- Trong những ngày sữa “xuống” (thường bắt đầu 3-5 ngày sau sinh), ngực mẹ đầy sữa và có cảm giác cứng như đá. Điều này cũng là bình thường và may mắn chỉ là tạm thời.
- Căng sữa thì không nên cho bé bú mẹ phải không?
- Tránh cho con bú là điều tồi tệ nhất. Thay vào đó, cho con bú giúp “giải thoát” sữa ứ trong ngực mẹ, từ đó giảm được căng, đau. Nó cũng là dấu hiệu báo cho cơ thể mẹ biết bé cần bao nhiêu sữa để mẹ điều chỉnh cung cấp sữa cho phù hợp. Nếu mẹ không cho con bú vì sợ bị đau thêm thì về lâu dài sẽ làm giảm sản xuất sữa.
- Tôi nghe nói dùng lá bắp cải đắp ngực giúp giảm căng sữa?
- Đặt lá bắp cải lạnh trong áo ngực của mẹ, thay cho miếng đệm ngực có tác dụng giảm căng sữa. Do lá bắp cải có lượng nước cao nên nó duy trì độ mát lâu, khiến ngực đang căng dễ chịu. Chỉ cần cắt 2 miếng lá bắp cải có hình dạng tương tự với bầu ngực mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh rồi lấy ra, đặt vào bên trong áo lót. Có thể đặt lá chếch lên trên hoặc xuống dưới ngực mẹ một chút, tùy ngực bị căng nhiều hơn ở chỗ nào.
Người mẹ cũng nên mặc áo ngực không dây. Bởi vì áo có dây sẽ tạo cảm giác vướng víu khi đang căng sữa. Áo lót cotton, co giãn tốt dành cho người mẹ đang cho con bú là tốt nhất.
Nên nằm ngửa khi ngủ. Đối với nhiều người mẹ, nằm nghiêng khi đang căng sữa sẽ gây đau.
- Căng sữa kéo dài bao lâu?
- Thông thường, ứ sữa chỉ kéo dài một tuần hoặc lâu hơn chút ít. Đừng quá lo lắng.
Ngọc Huê
- Tránh dị ứng khi ăn dặm (14:07:00 17/07/2013)
- 7 sai lầm nấu bột và cho bé ăn (10:32:00 16/07/2013)
- Gợi ý nấu soup cho bé (20:01:00 14/07/2013)
- Chế biến, bảo quản thức ăn dặm (14:32:00 12/07/2013)
- 7 củ quả tập ăn dặm (13:24:00 11/07/2013)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |