Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Lượng đạm hợp lý 6-9 tháng tuổi

18:46:30 20/07/2013

>> 7 sai lầm nấu bột và cho bé ăn
>> 9 món bột cho bé 6-9 tháng
>> Gợi ý nấu soup cho bé

Đạm là một trong 4 nhóm chất dinh dưỡng bé ăn dặm cần mỗi ngày.

- Nhóm cung cấp chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, đậu (đỗ, lạc), vừng...

- Nhóm cung cấp tinh bột: Gạo, mì, khoai, ngô, ngũ cốc...

- Nhóm cung cấp chất béo: dầu, mỡ, lạc, vừng...

- Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: Rau, quả, đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như: Rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơi...và các loại quả có màu đỏ hoặc vàng: chuối, đu đủ, xoài...

Lượng đạm hợp lý cho bé 6-9 tháng

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (nhu cầu về chất đạm cho bé được tính như sau):

- Bé dưới 6 tháng có nhu cầu chất đạm trong một ngày là 20g.

- Bé 6-7 tháng cần 20-25g đạm/ngày. Tương đương khoảng 2-3 thìa cafe thịt (cá, tôm…) xay (băm) nhỏ chia 2-3 bữa. Nếu ăn trứng thì chỉ cho bé ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà hoặc 2 lòng đỏ trứng chim cút.

- Bé 8-9 tháng: Nhu cầu chất đạm cao hơn, khoảng 50-100g thịt hoặc cá, tôm, đậu phụ trong một ngày chia 3 bữa hoặc một lòng đỏ trứng gà/bữa. Một tuần có thể cho bé ăn 3-4 quả trứng.

Nên cho bé ăn cả đạm động vật và thực vật

Đạm động vật (gồm thịt, cá… và mỡ lợn, mỡ gà…), còn đạm thực vật gồm dầu ăn hay các loại đỗ… Mẹ nên cho bé ăn cả mỡ và dầu ăn để đảm bảo bé được cung cấp đủ lượng đạm.

Đạm động vật thường có đủ 8 axit amin cần thiết. Còn đạm thực vật có thể thiếu một hoặc nhiều axit amin cần thiết.

Nguy cơ sức khỏe nếu bé thiếu đạm

Theo thạc sĩ, bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Trọng An (Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội), chất đạm (còn gọi là protein) rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các bé. Thiếu đạm trong khẩu phần ăn làm bé mệt mỏi, dễ mắc bệnh huyết áp, rối loạn tiêu hóa, dễ bị nhiễm trùng…

Nếu thiếu đạm thường xuyên, bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể phù (một dạng suy dinh dưỡng cấp tính, nguy hiểm bởi sự mất khối lượng cơ, hệ thống miễn dịch suy giảm). Lúc này, bé bị phù toàn thân, da lở loét, bong ra từng mảng đỏ như bị bỏng. Mắt bé có thể bị mù do thiếu vitamin A và thường tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời”.

Không cho bé ăn quá nhiều đạm

Ăn quá nhiều đạm không có lợi cho bé vì trong quá trình tiêu hóa, chất đạm tạo ra nhiều sản phẩm trung gian gây độc. Nó làm tăng gánh nặng cho gan và thận, khiến cơ thể bé mệt mỏi. Hậu quả là bé khó tiêu hóa, chán ăn, táo bón.

Mặt khác, khẩu phần ăn của bé cần có sự cân đối giữa chất đạm, béo và đường bột. Bởi vậy, nếu ăn nhiều đạm khiến bé khó hấp thu các loại vitamin, không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Phương Thảo (tổng hợp)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo